Giới thiệu kỹ thuật trồng cây kim tiền thảo cho năng suất cao

23/10/2019, 16:59 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Hiện nay, do trữ lượng trong tự nhiên ngày một khan hiếm, yêu cầu đặt ra là phải bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu cây kim tiền thảo. Dưới đây là kỹ thuật trồng kim tiền thảo cho năng suất cao, mời các bạn cùng tham khảo.

Kim tiền thảo hay còn gọi là mắt nai, mắt trâu, mắt rồng, đồng tiền là loại thảo dược quan trọng dùng để chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu. Theo kinh nghiệm của dân gian, vị thuốc kim tiền thảo có thể dùng tươi, phơi hoặc sao khô, sử dụng để uống dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Gần đây một số cơ sở thảo dược đã sản xuất được kim tiền thảo dạng viên nén, cao hoặc dạng bột, hiệu quả điều trị bệnh khả quan, được bệnh nhân đánh giá cao. Hiện nay, do trữ lượng trong tự nhiên ngày một khan hiếm, yêu cầu đặt ra là phải bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu quý giá này. Dưới đây là kỹ thuật trồng kim tiền thảo cho năng suất cao, mời các bạn cùng tham khảo.

Cây kim tiền thảo

 

Giới thiệu về cây kim tiền thảo (Mắt nai)

Cây thân thảo, mọc bò, cao 30-50cm có khi tới 80cm, đường kính 0,3 – 0,4cm, có nhiều đốt, đốt cách nhau 2- 3cm. Mặt dưới của thân có nhiều rễ phụ ăn sâu vào đất, rễ phụ tập trung nhiều ỏ mắt đốt và gốc lá. vỏ màu nâu có lông màu hung, dai và dễ bóc. Cành nhánh nhiều, ngọn non dẹt và có phủ lông tơ màu trắng, mọc ra từ các mắt đốt của thân. Rễ gốc và rễ thân phát triển mạnh và đều, có nhiều nốt sần màu nâu hơi trắng, lúc non chứa vi khuẩn cố định đạm cộng sinh.

Lá mọc so le gồm một hoặc ba lá chét tròn dài 1,8- 3,4cm, rộng 2-3,5cm, đầu và gốc lá hơi lõm, hình dạng giống con mắt hay đồng tiền. Mặt dưới của lá có lông trắng bạc, mặt trên có những đường gân nổi rõ, cuống dài 2-3cm.

Hoa màu tím mọc thành chùm xen ở kẽ lá dài đến 7cm, có lông vàng, hoa khít nhau, màu đỏ tía, đài 4mm, cánh 5mm, nhị đơn liền. Quả đậu nhỏ rộng 3,5mm có 3-6 ngăn chứa hạt, phần giữa các ngăn chứa hạt hơi thắt lại, vỏ quả có lông ngắn trắng. Mùa hoa quả từ tháng 3-5.

Kim tiền thảo là cây mọc hoang dại khắp các vùng đồi núi trung du ở nước ta, độ cao dưới 600m so với mực nước biển, thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm hoặc ấm mát, đất ít chua, có thành phần cơ giới trung bình, ẩm và thoát nước nhưng cũng chịu được đất chua, nghèo xấu và khô hạn. Cây ưa sáng nhưng cũng chịu được bóng râm, sống lưu niên, tái sinh hạt, chồi gốc, chồi thân, chồi cành đều rất khỏe.

Kỹ thuật trồng kim tiền thảo

1. Chọn giống 

+ Không có đòi hỏi khắt khe về điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp nhất là vùng trung du miền núi có độ cao 300-400m so với mực nước biển.

+ Không trồng ở vùng giá rét, đất ngập úng, bí chặt, đất kiểm với bóng che rậm rạp quanh năm.

+ Có thể trồng bằng hom thân hoặc cành nhưng tốt nhất là bằng gieo hạt thẳng vì hạt giống sẵn và đỡ tốn công hơn.

+ Vào tháng 4-5 khi quả chín vỏ có màu nâu thì thu hái, phơi khô đập mạnh để tách vỏ, sàng sẩy kỹ loại hết tạp chất thu lấy hạt.

+ Phơi khô hạt dưốí nắng nhẹ, cho và túi nilông buộc kín. Bảo quản thông thường để nơi khô ráo thông thoáng, chú ý chống kiến vì hạt có mùi thơm hấp dẫn.

Cây kim tiền thảo tươi và khô

 

2. Gieo trồng và chăm sóc

+ Có thể trồng toàn diện theo hàng dưới tán rừng thưa, trong các vườn quả hay theo đám lỗ trống, nhất là ở giai đoạn cây chưa khép tán để kết hợp che phủ đất. Nơi đất dổc trồng xen thành băng xanh ngang dốc giữa các băng cây chính để kết hợp hạn chế dòng chảy mặt, chống xói mòn và giữ đất. Kích cỡ băng rộng 5-7 hoặc 10m tùy theo quỹ đất.

+ Thời vụ gieo trồng thích hợp vào vụ xuân hay đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm nhưng chưa có những trận mưa to.

+ Mật độ trồng khi ổn định khoảng 10.000 đến 15.000 cây/ha, cự ly 1x1m hoặc 0,8×0,8m.

+ Làm đất toàn diện, cuốc hoặc cày theo rạch sâu và rộng 5-10cm. Nơi đất xấu bón lót 1-1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh theo rạch cho 1 ha trước lúc gieo hạt.

+ Ngâm hạt trong nước ấm 40-50°C (2 sôi 3 lạnh) trong 4-5 giờ, vớt ra để ráo nước, trộn hạt với cát hoặc đất mịn khô đem gieo thẳng lên rạch, lấp đất kín hạt dày 2-3cm, phủ rơm rạ đã khử trùng lên rạch sau khi gieo xong. Lượng hạt gieo 1kg cho 1ha.

+ Theo dõi khi hạt nẩy mầm thì  bỏ vật che phủ, chú ý phòng trừ kiến tha hạt và sâu dế cắn mầm.

+ Khi cây được 3-4 lá thì bắt đầu tỉa dặm cây, điều tiết mật độ ổn định. Cây được 5 – 10 lá nhổ cỏ, xới đất vun gốc cho cây.

3. Thu hái và chế biến

+ Trồng một lần có thể thu hoạch nhiều lần, nhiều năm, thường 2-3 năm mới trồng lại có thể lâu hơn như ở những nơi đất tốt hoặc có điều kiện làm cỏ, bón phân, cày xới đất cẩn thận đầy đủ.

+ Thu hái một đến hai lần mỗi năm vào vụ hè và vụ thu. Cắt toàn bộ phần thân cành lá trên mặt đất chừa lại phần thân sát gốc dài 4-5cm để tái sinh chồi cho lần sau.

+ Phơi thật khô sản phẩm để thu hoạch, cho vào bao tải hoặc bao nilông, giữ nơi khô ráo thoáng mát.

Có thể bạn quan tâm về cây thuốc chữa bệnh thận:

 

Ý kiến bạn đọc
Các Từ người bệnh khác
Từ người bệnh|16/04/2020
Tôi bị bệnh trĩ ngoại, 7 năm trời sống chung với căn bệnh khó nói này mà chẳng dám kêu ca với ai. May nhờ bài thuốc từ cây thầu dầu tía mà đến nay tôi đã trở về với cuộc sống bình thường như mọi người. 
Từ người bệnh|20/04/2020
Tôi năm nay 42 tuổi, sức khỏe bình thường, tôi nghe nói cây hòi thàu (Hồi đầu thảo) chữa được bệnh bế kinh, kinh nguyệt ít, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Tôi muốn lấy ít củ cây này về ngâm với rượu cho vợ tôi dùng, không biết có được không? Xin được tư vấn.
Từ người bệnh|25/07/2022
Cháu Long bị bệnh vẩy nến toàn thân, khi được bố mẹ đưa đến nhà Hoàng Quân, cháu Long như bị tự kỷ vì căn bệnh quái ác mà mình đang phải trải qua.