Làm gì khi bị chảy máu cam? Những cách chữa hay trong dân gian

23/06/2020, 22:33 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Trẻ nhỏ thường hay bị chảy máu cam, còn người lớn thì thi thoảng chảy máu ở mũi trong lúc người không có thương tích gì là do huyết áp cao.

Nếu máu cứ chảy mãi thì cầm máu bằng cách để người bệnh ngồi hơi ngửa về sau và cho thở bằng miệng. Nới rộng cổ áo hay bất cứ vật gì xung quanh, đắp vải lạnh, ướt lên mũi và trán.

Thường thường thì máu chỉ chảy một bên nên có thể ấn mạnh lỗ mũi đang cháy máu từ 4-5 phút để máu có dịp đông lại. Điều cần nhớ là không được hỉ mũi trong vài giờ. Ngoài ra, còn một cách khác là dùng một miếng gạc đã sát trùng nhét nhẹ vào lỗ mũi đang chảy máu, chừa một đầu ra ngoài để dễ lấy ra. Để người bệnh nằm yên, đầu cao hơn người.

Trường hợp làm như thế mà không cầm máu được hay bị cháy máu cam thì phải đến bác sĩ.

Chảy máu cam

Dưới đây là một số phương pháp trong dân gian để xử trí khi bị chảy máu cam:

1. Dùng vỏ rễ tầm xuân:

Lấy 60g vỏ rễ tầm xuân hầm với thịt vịt già ăn.

2. Chữa trẻ chảy máu cam bằng lá xa tiền: 

Giã lá xa tiền lấy nước cho trẻ uống.

3. Dùng lá xương sông chữa chảy máu cam: 

Hái ngay 1 lá xương sông vò cho tròn rồi đưa vào lỗ mũi đang chảy máu, máu sẽ ngưng chảy ngay.

4. Chữa chảy máu cam bằng ngó sen, lá hẹ

Ngó sen 30g, dùng riêng hoặc có thể phối hợp với lá hẹ (cũng 30g), dùng tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.

5. Chữa chảy máu cam bằng rau muống

Giã một ít cọng rau muống với đường, thêm nước uống từ từ.

6. Làm thế nào để chặn hiện tượng chảy máu cam?

1- Ngồi tựa, ngửa mật ra sau, mũi hếch lên trời.

2- Dùng ngón tay cái và ngón tró, bóp nhẹ vào đoạn giữa mũi.

3- Thở bằng đường miệng từ 10-15 phút.

4- Dùng vải gạc, thấm nước lạnh đắp lên mũi.

5- Chú ý trong suốt thời gian 24 giờ sau khi chảy máu cam, khi nằm: gối đấu cao, để mũi bao giờ cũng ở độ cao hơn tim.

6- Cũng trong vòng 24 giờ đó, tránh mang nặng, và cử động mạnh, làm việc căng thẳng hoặc phải gắng sức.

Cần làm gì khi trẻ bị chảy máu mũi?

Thường thì máu mũi sẽ tự ngừng chảy trong khoảng 10 phút và lượng máu bị mất cũng không đáng kế. Có thể không cho máu mũi cháy tiếp bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước để trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ. Hãy bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt hai cánh mũi của trẻ trong vòng khoảng 10 phút. Nếu máu mũi vẫn chảy tiếp có nghĩa là bạn bóp cánh mũi của trẻ chưa đúng chỗ, cần phái bóp lại một lần nữa. Một số bác sĩ khuyên nên nhét một ít bông thấm nước vào lỗ mũi trẻ để cầm máu.

Máu mũi thường chỉ chảy từ một lỗ mũi. Đôi khi máu mũi chảy là do các mạch máu nhỏ nằm ở phía trước của vách ngăn thành mũi bị vỡ, hoặc do thời tiết khô hoặc quá lạnh. Để tránh cho máu mủi bị cháy, cần thường xuyên cát móng tay của trẻ; vào mùa đông hãy tìm cách làm tăng độ ẩm trong phòng và bôi vào bên trong mũi trẻ một lớp kem vadơlin mỏng. Hãy gọi bác sĩ hoặc đưa trẻ đi bệnh viện trong những trường hợp sau:

- Máu mũi vẫn chảy nhiều sau khoảng 10 phút.

- Trẻ trông xanh xao và chóng mặt khi vừa mới ngủ dậy.

- Trông trẻ có vẻ ốm mệt.

- Hiện tượng chảy máu mũi thường xuyên xảy ra.

- Trẻ còn chưa được 9 tháng tuổi.

Ý kiến bạn đọc
Các Kỹ năng sống khác
Kỹ năng sống|17/04/2020
Bí tiểu là tình trạng buồn đi tiểu mà không thể đi được, cố rặn mãi cũng chỉ được có ít và cảm giác buồn đi luôn xảy ra khiến cho người bệnh cảm giác khó chịu, mệt mỏi. 
Kỹ năng sống|18/04/2020

Thằng nhỏ nhà mình đi đá bóng bị bong gân, mu bàn chân sưng to, hắn đau buốt khóc lóc thảm thương lắm, may nhờ bài thuốc Nam từ những cây ngay gần nhà mà chỉ sau 5 ngày hắn đã đi lại được bình thường, không còn đau 1 chút nào nữa.

Kỹ năng sống|19/04/2020

Bài thuốc từ dây chìa vôi kết hợp với các vị thuốc quen thuộc khác dùng để chữa áp xe rất hiệu quả.