Âm hành thảo trị bế kinh, huyết ứ

31/03/2020, 20:29 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Theo Đông y đánh giá Âm hành thảo có vị đắng, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, chỉ thống, thông kinh, tiêu viêm. Vì vậy, âm hành thảo được dùng để trị các chứng như ứ huyết do chấn thương, phụ nữ bế kinh.

─────

A. TÊN GỌI

- Tên thường gọi: Âm hành thảo

- Tên khác: Lưu Ký Nô (trong sách Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu) 

- Tên khoa học: Siphonostegia Chinensis Benth.

- Tên tiếng Trung: 陰 行 草

- Họ: Scrophylariaceae

─────

B. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Âm hành thảo thuộc loại cỏ sống một năm, cây mọc thẳng đứng, phân nhánh đối nhau, chiều cao cây không quá 1m, thường chỉ chừng 30-40cm, toàn thân cây có lông mềm nhỏ bao phủ. Lá chẻ lông chim, phiến chẻ 4-5 đôi, mọc đôi, cuống ngắn, phần trên hơi nhẵn, so le dần, hình tam giác, dài 2-3,5cm, rộng 2cm. Hoa đơn, hình môi, mầu vàng tươi, môi trên cong như cái vá, môi dưới chẻ 3, sinh ở kẽ lá, đài hoa dài, hình ống điếu có rãnh dọc xung quanh, bên trên xẻ 5 phiến. Quả nang hẹp, hình tròn, dài, gói trong đài hoa. Quả mềm, có lằn nhăn.

 

Âm hành thảo


─────

C. TÍNH VỊ VÀ CÔNG NĂNG

- Theo Đông y đánh giá Âm hành thảo có vị đắng, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, chỉ thống, thông kinh, tiêu viêm. Vì vậy, âm hành thảo được dùng để trị các chứng như ứ huyết do chấn thương, phụ nữ bế kinh.

- Liều dùng:

+ Dùng trong: 6 - 12g.

+ Đắp ngoài: Liều lượng vừa phải, đem trộn với rượu đắp nơi vết thương.

Cây âm hành thảo

Cây thuốc Âm hành thảo

─────

D. NHỮNG CHÚ Ý KHI DÙNG

- Không tự ý dùng thuốc âm hành thảo mà cần theo chỉ dẫn của các y bác sĩ.

- Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, không dùng.
 

Ý kiến bạn đọc