Cơm lênh, tràng pháo, chân rết, ráy leo đều chỉ một loài cây thuộc họ ráy, tên khoa học là Pothos scandens L, loài chỉ mọc trên đá hoặc cây gỗ lớn, phân bố rộng rãi và được dùng làm thuốc chữa đau xương khớp, vết thương tụ máu, gút, viêm tai giữa...
─────
Đặc điểm dễ nhận biết là cây cơm lênh chỉ sống trên các tảng đá hoặc sống phụ sinh trên các thân gây gỗ lớn trong rừng, không thấy cây này mọc từ đất. Đặc điểm thứ 2 dễ nhận dạng là lá cây này mọc so le thành 2 hàng đều nhau như chân rết hay tràng pháo, lá hình mũi mác, thóp lại ở 1/3 phần ngọn. Cành non, hình trụ, mọc ngoằn ngoèo, rễ bám ở những mấu.
Cụm hoa ngắn hơn cuống lá, được mọc ở kẽ lá, bao bọc bởi một mo nhỏ; trục cụm hoa hình trứng gồm toàn hoa lưỡng tính; hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới; bao hoa có 6 thùy bằng nhau; nhị 6, chỉ nhị ngắn; bầu có 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn. Quả mọng khi chín màu đỏ. Mùa hoa quả: tháng 2-5.
Bụi cây cơm lênh (chân rết)
─────
Cây cơm lênh có vị đắng, cay, tính ôn có tác dụng sơ cân hoạt lạc, tiếp cốt tục cân (liền xương liền gân), tán ứ tiêu thũng, khư phong thấp.
Trong danh lục các loài thực vật Việt Nam, 2005, tập III, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội đề cập đến công dụng của cây cơm lênh: “Lá làm thuốc chữa gãy xương, làm thức ăn cho ngựa. Làm thuốc chữa băng huyết, động thai, đau màng óc, co thắt sau chấn thương, sai khớp.”
Trong cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới năm 2012), NXB Y học, Hà Nội của GS Võ Văn Chi nêu công dụng: Có vị cay, tính ấm; có tác dụng tiêu viêm chỉ thống tiêu thũng tiếp cốt. Công dụng: “Được dùng chữa băng huyết, động thai, đau màng óc, co thắt sau chấn thương, sai khớp.”
Đặc điểm lá cây cơm lênh
Ứng dụng thực tế của cây cơm lênh trong các bài thuốc chữa vết thương gãy xương, đau xương do phong thấp, đau nhức do đòn ngã, đau lưng, mỏi gối. Có thể được giã nát đắp tại chỗ hoặc sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống (15-30g); chữa viêm tai giữa, viêm xoang mũi dùng tươi, giã vắt nước nhỏ vào tai hay mũi; chữa trẻ em cam tích, ăn uống không tiêu dùng 10g tươi, chưng với gan heo ăn, hoặc sắc nước thuốc; hoặc được kết hợp với Gắm để chữa gút.
Tại Lào, phụ nữ sau khi nở lấy lá cây sắc uống. Chữa co giật, hen suyễn là kinh nghiệm ở Mã Lai. Còn Ấn Độ chữa áp xe bằng acsch rễ cây cơm lênh nghiền thành bột trộn với dầu và hơ nóng, lá hãm với nước sôi chữa co giật, động kinh.
─────
Trên đây là những công dụng và đặc điểm tự nhiên của cây cơm lênh. Bạn đã chắc chắn nhận biết được cây này trong tự nhiên chưa? Nếu chưa chắc chắn hãy theo dõi video dưới đây của chúng tôi để tránh nhầm lẫn cây cơm lênh với các cây họ ráy khác như ráy leo lá rách, ráy leo lá lớn. Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ để nhiều người cùng biết bạn nhé. Cảm ơn bạn!