Ba chẽ, cây thuốc hay trị rắn cắn của người vùng cao

07/11/2019, 21:38 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Ba chẽ thuộc loại cây bụi, có chiều cao từ 2 – 4m, thường mọc ở các nương, đồi, vạt rừng. Đây là cây thuốc khá hay để chữa trị trong trường hợp bị rắn độc cắn theo kinh nghiệm vùng cao.

Tên gọi:

- Tên khoa học: Dendrolobium Triangulare (Retz.) Schinler

- Tên khác: Đậu Bạc Đầu, , Niễng Đực, Tràng Quả Tam Giác, Ván Đất.

- Họ khoa học: Họ Đậu (Fabaceae).

- Tên tiếng Trung: 假木荳

Đặc điểm tự nhiên:

Ba chẽ thuộc loại cây bụi, sống lâu năm, gặp nhiều ở các các vùng núi thấp, nương, đồi, vạt rừng miền núi và trung du nước ta. Thân nhỏ tròn, có đốm trắng, phân thành nhiều cành nhỏ, chiều cao cây từ 2-4m. Cành ngọn dẹt, có lông màu trắng, uốn lượn. Ở các mấu nơi uốn lượn thường phân cành hoặc mọc lá. Lá mọc so le, kép, có 3 lá chét, lá chét giữa to hơn 2 lá chét còn lại. Phiến lá chét nguyên hình thoi, bầu dục hoặc hình trứng. Bề mặt lá, mặt trên nhẵn có lông, mặt gân lõm; mặt dưới lá có lông, mặt gân lồi. Các lá non, ở ngọn có phủ lớp lông tơ trắng nhiều hơn ở cả 2 mặt.

Lá cây ba chẽ có phủ 1 lớp lông trắng rất nhiều ở mặt trên

Hoa nhỏ, mọc thành chùm đơn ở kẽ lá. Hoa nhỏ 10-20 cái, mầu trắng, cánh hoa có móng, ra vào tháng 5-8. Đài hoa có lông mềm, chia làm 4 thùy, thùy dưới dài hơn 3 thùy trên. Quả loại đậu, không cuống, có mép lượn, thắt lại ở giữa các hạt thành 2-3 đốt, có lông mềm mầu trắng bạc.Quả giáp hạt hình thận, đậu quả vào tháng 9-11.

Vị thuốc Ba chẽ:

1. Cách bào Chế:

Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô ở nhiệt độ không quá 5000C. Bào chế thành dạng cao nước, cao khô hoặc dập thành viên.

2. Thành Phần Hóa Học:

Lá Ba Chẽ chứa rất ít Alcaloid (0,0048% trong lá,0,011% trong thân và rễ). Đã chiết xuất được các Alcaloi: Salsolidin, Hocdenin, Candixin, Phenethylamin và các Alcaloid có Nitơ bậc 4 (Dược Liệu). Ngoài ra còn chứa Tanin, Flavnoid, Saponin, Acid nhân thơm (Dược Liệu) Acid hữu cơ, Flavonoid (TNCTV.Nam).

2 mặt của lá cây ba chẽ

Bài thuốc liên quan:

1. Chữa rắn cắn:

Đây là kinh nghiệm chữa rắn cắn mà người Dao rất hay dùng, cụ thể: Sau khi garo vết thương và lặn máu độc, dùng 1 nắm lá tươi cây ba chẽ, giã hoặc nhai nát, nuốt nước, bã đắp.

Chú ý: Đây là phương pháp sơ cứu, tùy vào từng trường hợp mà có thể kết hợp thêm các vị thuốc khác. Ví dụ, cần uống nước lá cây đu đủ, rửa vết cắn bằng nước sắc hoa mào gà đỏ để chống hoại tử...

Cây ba chẽ có chiều cao từ 2 - 4m

2. Chữa lỵ:

Lá cây ba chẽ (phơi khô hoặc sao vàng), mỗi ngày dùng 30-50g. Thêm nước, nấu sôi khoảng 15-30 phút. Chia 2-3 lần uống trong ngày.

Các bác có thể xem chi tiết về cây ba chẽ tại video dưới đây để nhận diện chính xác cây này trong tự nhiên. Đây là 1 trong những video từ những ngày đầu làm youtube, có nhiều khiếm khuyết, các bác lượng thứ cho nhé!

 

Ý kiến bạn đọc