Tên thường dùng: ba gạc lá to, lạc tọc, san to, Ba gạc lá to, hơ rác, ka day (Ba Na), phu mộc Tên thuốc: Reserpin
Tên khoa học: Rauwolfia Verticillata (Lour) Baill.
Họ khoa học: Trúc đào (Apocynaceae)
B. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
Cây thấp, cao 1-1,5m, thân nhẵn, có nốt sần. Lá mọc vòng 3 lá một, có khi 4-5 lá, hình mác, dài 6-11cm, rộng 1,5-3cm. Hoa hình ống, mầu trắng, phình ở họng, mọc thành xim, tán ở kẽ lá. Quả đôi, hình trứng, khi chín mầu đỏ tươi. Toàn cây có nhựa mủ. Mùa hoa: Tháng 4-6. Mùa quả: tháng 7-10.
Phân bố, thu hái: Thường mọc hoang ở vùng rừng núi Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai
Vào mùa thu, đông, đào rễ về, rửa sạch đất, phơi hoặc sấy khô. Cần chú ý bảo vệ lớp vỏ vì lớp vỏ chứa nhiều hoạt chất nhất.
Bộ phận dùng: Rễ và vỏ rễ.
Bào chế – Có thể dùng tươi, khô hoặc nấu thành cao
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng, Bào chế rồi đậy kín
C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Trong rễ và lá có Alcaloid (0,9-2,12% ở rễ, 0,72 – 1,69 ở lá) trong đó quan trọng nhất là 1 Alcaloid gọi là Rauwolfia A, công thức thô C25H28N2O2, còn có Reserpin, Ajmalin, Ajmalixin và secpentin (theo NCTVVTV.Nam và Dược Liệu).
D. TÍNH VỊ VÀ CÔNG DỤNG
Đối với huyết áp: dùng nước sắc Ba Gạc nghiên cứu trên thỏ và chó thấy có tác dụng giảm áp rõ với liều 0,5/kg thân thể súc vât (Bộ môn sinh l{ đại học y dược Hà Nội 1960).
+ Đối với tim: trên tim ếch cô lập và tại chỗ thấy nước sắc Ba Gạc làm chậm nhịp tim(do Ajmalin). Trên hệ mạch ngoại biên của thỏ không thấy có tác dụng trên mạch máu ngoại biên .
+Trên ruột thỏ cô lập thấy liều nhẹ làm tăng nhu động ruột.
+Trên hệ thần kinh trung ương thấy không làm giảm sốt.
+ Có tác dụng trấn tĩnh, gây ngủ (do Reserpin, Retxinamin).
Reserpin được coi là Alcaloid quan trọng nhất, đại biểu cho dược tính của Ba Gạc. Hai tác dụng dược lý quan trọng của Reserpin được xử dụng trong điều trị là hạ huyết áp và an thần. Reserpin làm hạ huyết áp cả trên súc vật gây mê hoặc không gây mê. Tác dụng này xuất hiện chậm và không dài. Cơ chế tác dụng hạ áp là do làm cạn dần kế hoạch dự trữ chất dẫn truyền trung gian Noradrenalin trong các dây thần kinh giao cảm, được coi như hiện tượng cắt hệ thần kinh giao cảm bằng hóa chất.
Reserpin không có tác dụng làm liệt hạch, có tác dụng làm chậm nhịp tim, làm dãn các mạch máu dưới da. Đối với thần kinh trung ương, Reserpin có tác dụng ức chế, gây trấn tĩnh rõ, giống là các dẫn chất Phenothiazin Đối với mắt, Reserpin có tác dụng thu nhỏ đồng tử 1 cách rõ rệt (là 1 trong những triệu chứng sớm nhất sau khi dùng thuốc).
Reserpin còn làm sa mi mắt, làm thư dãn mi mắt thứ 3 (Nictitating membrane) của mèo và chó. Đối với hệ tiêu hóa: Reserpin làm tăng nhu động ruột và bài tiết phân. Đối với thân nhiệt: sau khi dùng Reserpin, có sự rối loạn về điều hòa thân nhiệt. Đối với hệ nội tiết: Reserpin có tác dụng kích thích vỏ tuyến thượng thận giải phóng các Corticoid.
Có tác dụng kháng lợi niệu yếu. Trên chuột cống cái, Reserpin làm ngừng chu kz động dục, ức chế sự phóng noãn. Trên chuột đực, ức chế sự phân tiết Androgen.
Tác dụng: Thanh nhiệt hoạt huyết, giải độc, giáng huyết áp. Nước sắc Ba gạc có tác dụng làm giảm huyết áp có nguồn gốc trung ương, làm tim đập chậm, lại có tác dụng an thần và gây ngủ.
NHỮNG BÀI THUỐC LIÊN QUAN
Chiết xuất các alcaloid (reserpin, ajmalin, alcaloid toàn phần) dùng dưới dạng viên nén chữa cao huyết áp. Ajmalin dùng chữa loạn nhịp tim dưới dạng thuốc viên và thuốc tiêm.
Ðược dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở. Hiện nay ta chế thuốc dưới dạng cao lỏng, chứa 1,5% alcaloid toàn phần, 1g cao bằng 1g vỏ rễ để chữa cao huyết áp và làm thuốc an thần.
Bài thuốc Reserpin: viên nén 0,0001g, 0,00025g và 0,0005g. Thuốc tiêm 5mg/2ml. Viên Rauviloid (2mg Alcaloid toàn phần của R. serpentina), liều dùng cho bệnh huyết áp cao là 2-4mg/ngày. Viên Raudixin (bôt rễ R. serpentina) 50-100mong, liều dùng trung bình hàng ngày là 200-400mg.
NHỮNG CHÚ Ý KHI DÙNG
Kiêng ky: Không nên dùng Reserpin và các chế phẩm từ Ba Gạc trong các trường hợp dạ dầy tá tràng bị loét, nhồi máu cơ tim, hen suyễn …