Bạch đàn thường được trồng để làm nguyên liệu ngành gỗ, nhưng ít người biết rằng cây bạch đàn cũng là cây thuốc có khá nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
─────
- Tên thường gọi: Bạch đàn
- Tên gọi khác: Áp thụ diệp, Khuynh diệp, Án thụ diệp, Lam an diệp, Dầu gió.
- Tên khoa học: Eucalyptus Globulus Labill.
- Họ khoa học: Họ Đào kim nương (Myrtaceae).
Lá và hoa cây bạch đàn
─────
Bạch đàn là cây lấy gỗ không xa lạ gì với người dân Việt Nam chúng ta, đến độ tuổi trưởng thành cây cao đến gần 20m. Cành non có 4 cạnh.
Cây có 2 loại lá: Trên cây non hay cành non, lá mọc đối, gần như không cuống, phiến lá hình trứng hoặc giống hình trái tim, sắc lục, mỏng, như có sáp, dài 10-15cm, rộng 4- 8cm. Trên cành cây già, lá mọc riêng biệt, so le, hình liềm, cuống ngắn, cong, phiến lá hẹp dài 16-25cm, rộng 2-5cm, cành già tròn, không cạnh. Phiến lá soi lên sáng thấy rõ những điểm trong trong, đó là những túi tinh dầu. Từ kẽ lá có những nụ hoa hình núm oản ngửa, có 4 cạnh tương ứng với 4 lá đài. Quả hình chén, phía trên có 4 ngăn, trong chứa ít hạt.
Ngoài cây bạch đàn kể trên, chúng ta còn di thực vào nhiều loài bạch đàn khác như bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis (E. rostrata), bạch đàn lá nhỏ Eucalytus tereticornis (E. umbellata), bạch đàn long duyên Eucalyptus exserta, khi còn nhỏ cũng cho lá dễ nhầm với bạch đàn lá nhỏ, bạch đàn đỏ Eucalyptus ro- busia, bạch đàn chanh (có mùi thơm của chanh Eucalyptus citriodora v.v…
─────
Chủ yếu được dùng lấy gỗ, nhưng công dụng làm thuốc của bạch đàn lại cho hiệu quả kinh tế không thua kém với các loại cây trồng khác. Nếu chủ trương lấy lá làm thuốc thì người ta áp dụng phương pháp tỉa dần như sau: Cây được 3 và 7 tuổi thì chặt lấy gỗ và lá, những chồi mọc ra tiếp tục cắt lấy lá và chỉ để lại 2 nhánh cho phát triển, cuối cùng là để lại một chồi để thay thế cây cũ.
Thường hái lá già và bánh tẻ làm thuốc, lá non ít tinh dầu không hái. Thường hái lá gần mùa hè, phơi trong râm, đến khô rồi đựng trong lọ hay túi kín.
─────
C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
- Trong lá bạch đàn chứa 0,92 - 2,89% tinh dầu, chủ yếu gồm 1,8% Cineole, Pinene, Aromadendrene, Cuminaldehyde, Pinocarveol, 1-Acetyl - 4 - Isopropylidene Necyclopentene, Rutin, Quercitrin, Quercetin, L ( + ) - Homoserine, Eucalyptin, Tanin. Trong vỏ cây có Guaiacol.
- Loại Bạch Đàn cho Cineol: Lá Bạch Đàn xanh chứa tinh dầu, chất vô cơ, Tanin, chất nhựa, chất đắng, Acid Phenol, hợp chất Flavonoid là Heterozid của Quercetin, Eucalyptin, Heterozid Phenolic. Hàm lượng tinh dầu là 2%. Tinh dầu là chất lỏng, trong, không mầu hoặc mầu vàng nhạt, có mùi đặc biệt của Cineol, không có múi tinh dầu thông. Tinh dầu chứa Hydrocarbon Terpenic, Terpineol, Alcol Sesquiterpenic, Aldehyd, Ceton 1 - 8 Cineol. Hàm lượng Cineol phải đạt 60%.
Loại Bạch Đàn cho Citronela: Lá bạch đàn chanh trồng được 3 năm chứa 1,3% tinh dầu, với những hằng số lí học và chỉ số hóa học như sau :n D20 1,4574, D20 0,871
* Về thành phần hoá học, người ta chia tinh dầu bạch đàn thành 3 loại:
- Loại chứa xineola như loài E. globulus.
- Loại chứa Tecpen và sesquitepen như loài E robusta.
- Loại chứa xitral như loài bạch đàn chanh E. cirlriodora thường chỉ dùng trong công nghiệp nước hoa.
Ngoài ra lại còn tinh dầu bạch đàn chứa piperiton. Từ piperiton người ta chế thành mentola và tymola.
─────
Bạch đàn (khuynh diệp) có mùi thơm, vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng sát khuẩn, điều trị các bệnh nhiễm đường hô hấp, cảm sốt, lao phổi, bệnh ngoài da, côn trùng cắn, bệnh tiêu hóa. Ngoài ra, bạch đàn còn được dùng để sát trùng, diệt muỗi, chấy, rận, bọ chét, trị giun kim, vết thương lở loét, lỵ mạn tính, thấp khớp, chữa hen, phế quản viêm mạn và lao.
Liều dùng:
Ngày dùng 12 - 20g.
─────
E. NHỮNG CHÚ Ý KHI DÙNG
Bạch đàn có nhiều loại :
1. Bạch Đàn Lá Nhỏ (Eucalyptus Tereticonis Sm).
2. Bạch Đàn Trắng (Eucalyptus Camaldulensis Dehnhardt).
3. Bạch Đàn Lá Liễu (Eucalyptus Exserta F. V. Muell).
4. Bạch Đàn Chanh (Eucalyptus Citriodora Hook . f. ).
5. Bạch Đàn Đỏ (Eucalyptus Robusta Smith).
6. Khuynh Diệp Sả (Eucalyptus Resinefera Sm.).
7. Khuynh Diệp (Eucalyptus Globulus Labill).
+ Bạch Đàn Hương (Santalum Album L.), chưa phát hiện được ở Việt Nam.
+ Tràm (Melaleuca Leucadendra L.): tinh dầu tràm cũng thường được gọi là tinh dầu khuynh diệp.
Đôi khi có những trường hợp bị ngộ độc do tinh dầu Bạch đàn với triệu chứng nóng rát vùng thượng vị, kèm theo muốn nôn và nôn. Cũng có thể có hiện tượng chóng mặt và nhược cơ. Một trong những triệu chứng sớm nhất là cảm thấy ngạt thở. Ở một số bệnh nhân có đặc ứng, liều điều trị bình thường cũng gây viêm da.
Bạch đàn là cây lấy gỗ, nhưng lá lại dùng để chưng cất tinh dầu, tùy vào từng loại bạch đàn mà có thể dùng làm thuốc hay sản xuất nước hoa. Cần phát triển ngành công nghiệp chế xuất dược liệu, mỹ phẩm để không bỏ phí nguồn tài nguyên dồi dào trong nước mà cây bạch đàn là một ví dụ điển hình.
Các bạn hãy để lại quan điểm của cá nhân mình vào phần bình luận phía dưới, hoặc tại mục CỘNG ĐỒNG YÊU THẢO DƯỢC.
Nếu thấy bài viết bổ ích, đừng quên chia sẻ bạn nhé!