Bát giác liên có hình dáng lá như bàn tay phật nâng đỡ con người, nên theo quan niệm của các lương y vùng cao đây là cây thuốc quý có nhiều tác dụng mà cây khác không có được. Điều đáng tiếc là trữ lượng cây thuốc bát giác liên trong tự nhiên ngày một giảm đi nên điều cấp bách là cần có chính sách bảo tồn cây thuốc vô cùng quý giá này.
─────
- Tên khoa học: Podophyllum tonkinense.
- Tên thường dùng: Bát giác liên
- Tên khác: Bất giác liên, Độc diệp nhất chi hoa (Cương mục thập di), Quỷ hữu xuyên bát giác liên, Quỷ hữu xuyên bát giác liên, Độc cước liên, Cước diệp, Pha mỏ, Quỷ cừu, Lá vung Nồi, Đa khao, Mã mục đoạt công, Vân nam bát giác liên (Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục).
- Tên tiếng Trung: 小八角莲.
- Họ khoa học: Thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae.
─────
Bát giác liên là cây nhỏ sống lâu năm, chiều cao cây từ 0,3 – 1m. Rễ phát triển thành củ mẫm, màu trắng, trong chứa nhiều tinh bột, trên mặt đất có một thân một lá, rất ít khi thấy trên một thân có hai lá. Hình lá 4 - 9 cạnh nhưng phổ biến là 6 - 9 cạnh tùy theo số góc của phiến lá, cuống lá dài 13 - 20 cm. Hoa mọc đơn độc hay từng 4 – 12 hoa trên một cuống, cuống 3 – 4cm, 5 lá đài, 5 tràng màu đỏ tím, 6 nhị. Quả hình trứng, đường kính 12 mm, khi chín chuyển từ màu xanh sang màu đen mọng, bên trong chứa nhiều hạt. Mùa hoa quả vào tháng 3 – 5 hàng năm.
Hoa cây bát giác liên
─────
- Phân bố: Cây bất giác liên mọc nhiều ở những khu rừng có độ cao từ 500 – 1.200m, ẩm thấp, đất mùn ở ven suối, sườn thoải ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu. Hiện nay, do nạn khai thác lâm sản bừa bãi làm cho diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp dẫn đến trữ lượng cây bát giác liên này càng cạn kiệt. Vì vậy, cần được bảo tồn cây thuốc này để phục vụ nghiên cứu và nhu cầu sử dụng ngày một tăng cao.
- Thu hái: Vào mùa thu đông.
- Chế biến: Đào củ cả rễ về rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.
- Thành phần hóa học chủ yếu: Podophyllotoxin, kaempfeitrin, desoxypodophyllin, hyperin astragalin.
─────
Đông y đánh gái, bát giác liên có vị đắng cay, tính ấm. Dùng để chữa các bệnh chứng như trị mụn nhọt, lở loét ngoài da, trị rắn độc cắn, trừ phong, tiêu viêm, giải độc, tràng nhạc, sưng yết hầu, đòn ngã, dao chém… Bộ phận dùng chủ yếu là củ và rễ
Cây bát giác liên là cây thuốc bản địa, ít khi được dùng, các thầy thuốc Đông y, thày lang ở các địa phương chủ yếu dùng trị rắn cắn sưng tấy, áp xe, mụn nhọn, lở loét. Cách thường dùng là lấy củ tươi giã nát bã đắp lên vết rắn, rết cắn (không kể liều lượng), chắt lấy nước uống (ngày dùng 1 củ 8 -12g).
Cây bát giác liên mọc hoang trong tự nhiên
─────
Theo sách “Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục” thì Tại Vân Nam – Trung Quốc có 3 loài Bát giác liên:
- Tên gọi: Còn gọi là Bát giác liên nhiều hoa
- Tên khoa học: Dysosma aurantiocaulis (H,-M)Hu
- Bộ phận dùng làm thuốc: củ và rễ.
- Tính vị: Ngọt, ấm, có độc nhẹ.
- Công dụng: Tan kết hoạt huyết, tiêu sưng, ngừng đau, giải độc, mát nóng.
- Chủ trị: Trị bụng đau, đau toàn thân, độc sưng, rắn cắn bị thương, hoa lịch.
- Tên gọi khác: Ngũ đóa vân, Sơn hà hoa.
- Tên khoa học: Dysosma veitchii (HemsL et wils) Fu ex Ying.
- Bộ phận dùng làm thuốc: củ và rễ.
- Tính vị: Đắng, cay, bình, có độc nhẹ.
- Công dụng: Mát, nóng, giải độc, hóa đờm, tan kết, trừ ứ, tiêu sưng, đập đánh tổn thương, trị rắn cắn bị thương, trị nhọt sưng đinh sương, loa lịch (hạch) hầu nga.
- Tên gọi khác: Bát giác bàn, Độc giác liên, Đường bà kính, Quỷ cữ, Quỷ huyết.
- Tên khoa học: Dysosma versipellis (HemsL et wils) Fu ex Ying.
- Bộ phận dùng làm thuốc: củ và rễ.
- Tính vị: Vị đắng, lạnh, có độc nhẹ.
- Công dụng: Giải độc, trừ tiêu ứ sưng, hóa ứ tan kết. Trị rắn cắn bị thương, đánh đập tổn thương, nhọt sưng, đinh sương, loa lịch.
─────