Bướm bạc, cây thuốc quý chữa vô sinh, hiếm muộn

03/04/2020, 08:50 AM
  • Chia sẻ
  • zalo

Theo kinh nghiệm của đồng bào Dao, cây bướm bạc là vị thuốc quý không thể thiếu trong bài thuốc chữa vô sinh, hiếm muộn. Đây là loại bướm bạc dây (tiếng Dao gọi là Trà Kỉnh), leo trườn lên cây khác hoặc tạo thành từng bụi, loại này phân bố rộng ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc.

─────

A. TÊN GỌI

- Tên thường gọi: Bướm bạc

- Tên khác: Bươm bướm, Bứa chùa, bướm bạc dây.

- Tên khoa học: Mussaenda pubescens Ait. f.,

- Họ: thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Hoa cây bướm bạc dây

Hoa cây bướm bạc dây (Tiếng Dao - Trà kỉnh)

─────

B. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Bướm bạc thuộc dạng cây nhỏ mọc, thường mọc trườn lên cây khác, chiều dài thân lên tới 2m. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen, vò ra có chất dính. Ra hoa kết quả vào mùa hè.

─────

C. BỘ PHẬN DÙNG

Đa số các bộ phận đều được dùng làm thuốc.

- Riêng rễ và thân được dùng nhiều hơn, thu hái quanh năm, về rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô dùng dần.

- Lá được dùng ít hơn, thường dùng tươi.

─────

D. TÍNH VỊ VÀ CÔNG DỤNG

Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, công dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm. Nhân dân thường dùng để trị ho, bạch đới, hiếm muộn, tê thấp. 

 

Bụi cây bướm bạc dây

Bụi cây bướm bạc dây

─────

E. NHỮNG BÀI THUỐC LIÊN QUAN

1. Chữa vô sinh, hiếm muộn:

+ Bướm bạc kết hợp với các vị thuốc khác như Bạch đồng nữ, Trạch càng mây (Tiếng Dao)... dạng thuốc sắc, mỗi đợt dùng trong 15 ngày. 

+ Xem chi tiết về bài thuốc tại đây.

2. Chữa phụ nữ bạch đới, khí hư:

Rễ bướm bạc 10-20g; sắc uống.

3. Phòng ngừa say nắng

Bướm bạc 60-90g, nấu nước uống như trà để ngừa say nắng.

4. Sổ mũi, say nắng

Thân Bướm bạc 12g, lá Ngũ tráo 10g, Bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi mà uống.

5. Chữa sốt mùa hè đến giai đoạn hôn mê, khô khát, táo bón, đái sẻn, tân dịch khô kiệt:

Dùng rễ bướm bạc 60g, hành tăm 20g (đều sao vàng); sắc uống 1 thang thì đại tiểu tiện thông lợi, sốt lui, nuốt được. Thông thường, uống hết thang thứ hai thì tỉnh, ba thang thì hết sốt, ăn uống được.

Video giới thiệu về cây Bướm bạc:

 

6. Sưng amiđan, ho, sốt:

Dùng bướm bạc 30g, huyền sâm 20g, rễ bọ mẩy 10g; sắc nước uống.

7. Chữa phong thấp khớp xương đau nhức:

Rễ bướm bạc 10-20g; sắc uống. Hoặc dùng cành và rễ bướm bạc, thiên niên kiện, thổ phục linh, cốt toái bổ mỗi loại 30g, bạch chỉ 20g; sắc uống; đồng thời dùng lá tươi giã đắp nơi sưng đau.

8. Phù, giảm niệu do viêm thận:

Kết hợp 3 loại: Thân Bướm bạc, mã đề mỗi loại 30g, dây Kim ngân tươi 20g, sắc nước uống.

9. Viêm lở da:

Lá bướm bạc tươi, lá mướp tươi; giã đắp.

Chú ý:

Cần phân biệt cây bướm bạc dây được giới thiệu ở trên với cây bướm bạc thân gỗ (hình vẽ bên dưới).

Cây bướm bạc thân gỗ

Cây bướm bạc thân gỗ

Cây bướm bạc thân gỗ có chiều cao lên tới 6 - 7m, thân mọc thẳng đứng, nhiều cành mọng vuông góc với thân, lá mọc cách, thuôn dài và có kích thước lớn hơn nhiều so với bướm bạc dây, cụm hoa đầu cành rất giống với cây bướm bạc dây. Loại thân gỗ này cũng được thu mua dùng làm thuốc, chúng tôi sẽ cập nhật thông tin về những bài thuốc liên quan đến cây này sau.

─────

Mọi thắc mắc về cây thuốc trong tự nhiên, về tên gọi, công dụng, nơi phân bố... Hãy gửi hình ảnh và câu hỏi cho chúng tôi bằng cách Tham gia CỘNG ĐỒNG YÊU THẢO DƯỢC.

Tham gia miễn phí TẠI ĐÂY.

 

Ý kiến bạn đọc