Cát sâm còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Sâm nam, Hồng sâm, Sâm chèo mèo, Sâm trâu, Cát muộn, Hang chởn (Tày). Tên khoa học: Millettia speciosa Champ. ex Benth, được dùng trong những trường hợp suy nhược, ho, sốt khát nước, nhức đầu, tiểu tiện khó khăn, dùng độc vị hoặc có thể phối hợp với nhiều vị thuốc khác dưới dạng sắc.
─────
Cát sâm là cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hiện nay có nhiều nơi trồng cây này làm thuốc. Cây mọc tựa vào những cành cây khác, gần giống dạng dây nhưng không có tua cuốn, chiều dài cành có thể lên tới hàng chục mét. Rễ củ phình to, vị ngọt, mát. Lá kép hình lông chim lẻ, có lá kèn, lá chét mọc đối. 2 mặt lá non, cuống lá, cành non và quả đều phủ lông mềm. Hoa dài 10-25mm, đài hình ống, miệng loa rộng, cánh hoa màu đỏ hay hơi tím. Nhị 10. Vòi hình sợi. Quả dẹt trong chứa 1-10 hạt hình thấu kính, rốn rộng và ngắn.
Lá cây cát sâm
Bộ phận chính dùng là thuốc là rễ củ, có chứa ancaloit. Hàng năm, vào mùa thu đông đào rễ củ những cây trồng hơn 1 năm, về rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô, có thể tẩm nước gừng hoặc nước mật rồi sao vàng.
─────
Chùm quả cây cát sâm
─────
Cát sâm, mạch môn mỗi vị 12g, thiên môn, tang bạch bì (vỏ rễ dâu) 8g. Sắc cới 400ml nước, sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia ba lần uống trong ngày.
Cát sâm, bột sắn dây (cát căn) mỗi vị 12g, cam thảo 4g. Sắc với nước 400ml, sắc nhở lửa còn 200ml. Chia ba lần uống trong ngày.
Để nhận biết chính xác cây cát sâm trong tự nhiên, bạn hãy xem video dưới đây: