Khi bị sốt cao, chỉ cần hái 1 nắm cây chua me đất hoa vàng vò nát lấy nước uống sẽ giúp hạ sốt rất nhanh, cây này có vị chua, tính mát, công dụng thanh nhiệt và lợi tiểu.
─────
- Tên thường gọi: Chua me đất
- Tên khác: Chua me hoa vàng, Chua me ba chìa, Toan tương thảo, Sỏm hém (Tày), Mía pióp (Dao), Tam diệp toan.
- Tên khoa học: Oxalis acetosella L.
- Họ: Chua me đất - Oxalidaceae.
─────
Nhiều người nhầm lẫn 2 loại cây: chua me đất và cây cỏ bợ, vì khi nhìn thoáng qua chúng khá giống nhau, nhưng dựa vào 2 đặc điểm sau đây thì sẽ rất dễ nhớ và phân biệt được:
- Về nơi sống: Chua me đất sống ở nơi ẩm, ít ánh sáng hơn - Cây cỏ bợ sống ở nơi ngập hoặc nhiều nước, nhiều ánh sáng.
- Đặc điểm lá: Chua me đất có 3 lá chét, lá chét hình tim (có tên khác là tam diệp toan)- Cây cỏ bợ có 4 lá chét chéo nhau hình chữ thập (có tên khác là tứ diệp thảo)
Chua me đất hoa vàng có thân mọc bò sát mặt đất. Lá có cuống dài, 3 là chét dạng tim, phiến lõm. Hoa mọc đơn độc, có cuống dài, có lá bắc con; tràng hoa màu trắng có vân hồng; Quả nang mập cao đến 6mm, khi chín tách ra và búng hạt đi. Hoa từ tháng 6 - 8.
─────
- Hiện nay người ta đã tổng hợp được acid oxalic, oxalat và kali có trong thân và lá của cây chua me đất.
- Tỷ lệ theo mg%: P 125; caroten 8,41; B1 0,25; B2 0,31; vitamin C 48.
- Giàu vitamin C là chất có vai trò tăng cường kháng thể, bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa xuất huyết.
─────
Đông y đánh giá chua me đất có vị chua, tính mát, không độc, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm và hạ huyết áp. Được dùng trong các trường hợp sốt cao, co giật, tiểu són, mất ngủ, huyết áp cao, vàng da, kiết lỵ, rôm sảy.
─────
Kinh nghiệm dân gian không thể không kể đến là dùng chua me đất giúp hạ sốt:
Khi bị sốt cao, bên cạnh dùng thuốc Tây y, thì cách dùng chua me đất cũng rất hiệu quả. Có thể dùng riêng chua me đất, hoặc kết hợp với cây thuốc khác.
Lấy 1 nắm Chua me đất hoa vàng, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, giã nát, thêm 1 ít nưới đun sôi để nguội vào, vắt lấy nước cốt, chia ra uống dần.
Lấy chua me đất và xương sông, mỗi thứ 1 nắm, rửa sạch, giã nhỏ, thêm 1 ít nưới đun sôi để nguội vào, vắt lấy nước cốt, chia ra uống dần.
- Chua me đất, giá đậu, cá diếc, nấu canh hoặc kho ăn (Đây là bài: Chua me nấu canh cá diếc)
- Tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, hóa ứ, tiêu thũng, bổ hư.
Hái 1 nắm khoảng 30g Chua me đất hoa vàng, sắc với nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Hoặc dùng để nấu canh với thịt lợn nạc 30g, ăn trong bữa cơm.
- Chua me, cá chép, giá đậu gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần. (Đây là bài Chua me nấu canh cá chép)
- Tác dụng thanh nhiệt trừ hoàng đản, bài còn dùng chữa ho đàm, viêm họng tiểu bút gắt.
Vắt lấy nước cốt cây chua me đất, hòa mật ong vào uống ngày 3 lần, mỗi lần một chén con (khoảng 50ml).
- Chua me, cá linh, rau ngổ tàu, mùng gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần. (Đây là bài: Chua me nấu canh cá linh)
- Tác dụng thanh nhiêt, tiêu thũng, dưỡng âm…
- Bài "Chua me nấu canh cá linh này" còn dùng chữa chứng âm hư nội nhiệt, ngoại cảm phong nhiệt nóng sốt dùng đều thích hợp.
Hái khoảng 30g Chua me đất hoa vàng và 30 mã đề, thêm chút đường, giã nát vắt lấy một chén nước cốt uống.
Nếu đại tiện hay tiểu tiện chưa thông lại uống tiếp.
Dùng chua me đất hoa vàng ở dạng bột mịn khô, pha với nước sôi, ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 9 - 12g.
Chua me đất hoa vàng 20g, lá thông đuôi ngựa 6g, cho vào nồi đổ ngập nước sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày.
Chua me đất hoa vàng 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g; sắc uống trong ngày.
Dùng bài “ chua me nấu canh cá lóc” gồm chua me, cá trê, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần.
- Chua me đất hoa vàng, rau má mỗi loại 40g, lá xương sông, cỏ gà mỗi loại 20g.
- Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước; thêm 1 thìa đường, đun sôi lại, chia 3 lần uống trong ngày.
Hái 1 nắm chừng 40g chua me đất hoa vàng, rửa thật sạch, thêm một chút muối (khoảng 2g); nhai và nuốt từ từ.
- Chua me, cá lóc, giá đậu gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần. (Đây là bài Chua me nấu canh cá lóc)
- Tác dụng thanh nhiệt, mát huyết huyết chỉ huyết.
- Chua me, giá đậu, rau ngổ, thịt éch, cà chua, dứa, hành lá, hoa chuối, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. (Đây là bài Chua me nấu canh thịt ếch)
Chua me đất, cá trê, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần. (Đây là bài Chua me nấu canh cá trê)
- Chua me, thịt trai đồng, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần. (Đây là bài Chua me nấu canh trai đồng)
- Tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, liễm hãn.
- Chua me đất, thịt gà, gia vị hành ngò nấu canh ăn tuần vài lần… (Đây là bài Chua me nấu canh thịt gà)
- Tác dụng bổ mát, dưỡng âm ích xương, lợi ngủ tạng chữa ngoại cảm nội thương người nóng nhiệt nên dùng.
Chua me đất hoa vàng một nắm lớn, chưng nóng rồi xoa bóp vào chỗ bị thương.
Lấy lá Chua me đất hoa vàng, rửa sạch, vò nát, xát vào chỗ da ngứa.
Kiêng kỵ:
Trong chua me đất có thành phần oxalat, dùng lâu ngày dễ tạo sỏi, vì vậy những ai bị sỏi tiết niệu không nên dùng nhiều.
─────
Trên đây là những kinh nghiệm hay trong dân gian sử dụng cây chua me đất làm thuốc. Liệu rằng khi bắt gặp cây này trong tự nhiên, bạn có nhận ra đó là cây chua me đất hoa vàng không vậy? Hãy nhớ một nắm chua me đất có thể cho bạn một bát canh ngon, bổ dưỡng mà không phải ai cũng may mắn được thưởng thức đâu nhé.
Nếu còn băn khoăn, chưa dám chắc chắn nhận biết chính xác cây chua me đất trong tự nhiên, mời bạn theo dõi video dưới đây và đừng quên chia sẻ bài viết này cho nhiều người cùng biết bạn nhé!