Cỏ lá tre (đạm trúc diệp) thuộc họ lúa (Poaceae), có tên khoa học: Lophatherum gracile Brongn, có vị ngọt, nhạt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu. Thường được dùng làm thuốc thanh lương giải nhiệt, dân gian còn dùng làm thuốc uống cho mau đẻ.
─────
Cỏ lá tre là loại cỏ sống lâu năm, thường mọc tự nhiên hay được trồng ở những nơi có độ ẩm cao, ánh sáng vừa đủ ven đồi rừng, lối đi, chiều cao cây từ 40-100cm. Cây có rễ củ phình to, hình chùm (nhìn tựa như củ cây thiên môn đông nhưng ít củ hơn, và kích thước củ bé hơn nhiều). Lá mềm hình dáng giống lá tre, mọc so le, mặt trên ít lông, mặt dưới nhẵn. Cụm hoa hình bông thưa, gồm nhiều bông nhỏ dài màu trắng. Quả hình thoi.
Cỏ lá tre (Đạm trúc diệp)
─────
Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu. Thường được dùng làm thuốc thanh lương giải nhiệt, dân gian còn dùng làm thuốc uống cho mau đẻ.
Chú ý: Dùng cho phụ nữ đang mang thai cần chú ý liều lượng bởi có thể gây đẻ non.
Dưới đây là những bài thuốc có vị thuốc đạm trúc diệp:
Đạm trúc diệp 30g, Cát căn (củ sắn dây) 15g. Sắc với 4 bát nước, sắc nhỏ lửa còn 2 bát, chia đều uống trong ngày.
Cỏ lá tre có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm rất tốt. Do vậy, khi bị sốt cao ngoài việc dùng kháng sinh, hạ sốt theo chỉ dẫn của các bác sĩ, bệnh nhân có thể kết hợp với việc uống nước sắc của cỏ lá tre và củ sắn dây như bài thuốc trên đây.
Đạm trúc diệp 12g, Sinh địa (không đồ) 20g, Cam thảo 6g. Sắc với 5 bát nước, sắc nhỏ lửa còn 3 bát, chia đều uống trong ngày.
Rễ cỏ lá tre phình thành củ
Cỏ lá tre (đạm trúc diệp), rễ Cỏ tranh (bạch mao căn) mỗi vị 15g. Sắc với 5 bát nước, sắc nhỏ lửa còn 3 bát, chia đều uống trong ngày.
Chú ý: Dùng cho phụ nữ đang mang thai cần chú ý liều lượng bởi có thể gây đẻ non.