Là loài mọc hoang ở khắp mọi nơi, cỏ cứt lợn được rất nhiều người biết đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dùng loài cây này để chữa bệnh. Dưới đây là 7 bài thuốc quý hơn vàng được dùng trong dân gian có sử dụng cây cỏ hôi. Hãy cùng Thaoduoc.Net tìm hiểu về cây thuốc và các bài thuốc quý này nhé.
- Tên thường gọi: Cứt lợn
- Tên khoa học: Ageratum conyzoides L
- Tên khác: Cỏ hôi, Cây cứt lợn, bù xích, thắng hồng kế, nhờ hất bồ (K`ho).
- Họ: Thuộc họ cúc
- Tên tiếng Trung: 胜红蓟 (Thắng Hồng kế)
Cứt lợn (Cỏ hôi) là loài cây sống hàng năm, mùa đông hay mùa hạ đều thấy sự có mặt của loài cây này trên các cánh đồng, vạt đồi, bờ sông, suối… khắp mọi nơi ở nước ta. Cây có chiều cao tối đa khoảng 50cm. Trên thân có sắc tố tím, có thể có màu xanh lục. Lá mọc đối, mép lá có răng cưa, cuống lá và trên mặt lá có nhiều lông nhỏ, có 3 gân tỏa ra từ gốc lá. Hoa cỏ cứt lợn có màu tím hoặc trắng khá đẹp mắt, mọc thành ngù đầu ở ngọn (Thường dùng cây có hoa tím để làm thuốc). Quả bế màu đen, có 5 sống dọc. Sở dĩ người ta gọi loài cây này là cứt lợn vì khi vò nát thân, lá có mùi hôi khó chịu.
Cây cứt lợn (cỏ hôi)
Lá, cành non được dùng nhiều hơn. Bỏ rễ. Cây được thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa hạ. Có thể dùng tươi hoặc khô, tùy vào từng trường hợp khác nhau.
Phân tích các thành phần có trong cây cỏ hôi, người ta thấy: Tỷ lệ tinh dầu chiếm 0,7 – 2,0% (màu vàng nhạt, gồm ageratochromen, demethoxy, ageratochromen, cadinen, caryophyllen). Bên cạnh đó là các chất: alcaloid, saponin.
1. Chữa bệnh rong huyết sau khi sinh:
Dùng 30 – 50g lá và cành non tươi (Bỏ thân già và rễ). Đem rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.
Cây cứt lợn khi chưa ra hoa
2. Chốc đầu, Eczema.
Cỏ cứt lợn dùng thân non, lá tươi đem nấu nước rửa tổn thương, ngày dùng 2 lần.
3. Sỏi tiết niệu:
- Cỏ cứt lợn……..20 g,
- Cây mã đề……..20 g,
- Kim tiền thảo….16 g,
- Cam thảo đất…16 g.
- Râu ngô………..12 g,
Cách dùng: Sắc nước uống ngày 1 thang, chia làm 2 - 3 lần.
Hoa cây cứt lợn
4. Viêm xoang:
Đây là kinh nghiệm không thể bỏ qua của cây cứt lợn, khi nhiều người sử dụng các phương pháp khác nhau điều trị bệnh xoang mà không thuyên giảm được các biểu hiện của bệnh viêm xoang, có người sau khi phẫu thuật đã bị tái phát. Một giải pháp vô cùng đơn giản mà không phải ai cũng biết đó là dùng “Độc vị” cỏ cứt lợn. Cách dùng như sau:
- Dùng khô: Ngày sắc 30 – 50g cỏ cứt lợn khô cùng 500ml nước. Sắc uống trước bữa ăn, ngày chia làm 2 lần.
- Dùng tươi: Dùng 1 năm to cây cứt lợn (bỏ rễ và thân già) đem rửa sạch bằng nước muối pha loãng, rửa sạch bằng nước lọc. Giã nát hoặc say sinh tố cho thêm 2 chén nước lọc (miền Nam gọi là ly) + 1 muỗng cafe muối trắng, lọc lấy nước cốt. Mỗi ngày nhỏ 3 lần. Dùng liên tục 7 ngày, nghỉ 3 ngày, dùng tiếp 5 ngày, nghỉ 3 ngày, tiếp tục dùng 3 nữa là hết liệu trình.
Mời các bác theo dõi video dưới đây:
5. Viêm đường hô hấp:
- Lá bồng bồng……12 g
- Cam thảo đất……16 g
- Cỏ cứt lợn………20 g,
Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.
6. Chữa viêm họng:
- Lá rẻ quạt………..6g
- Kim ngân hoa…..20 g,
- Cam thảo đất…..16 g.
- Cây cứt lợn……..20 g,
Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Cây cứt lợn mọc hoang ở khắp nơi
7. Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày (Chưa được kiểm chứng):
- Cây cứt lợn…………20 g,
- Cỏ nhọ nồi…………..30g,
- Kim nữu khấu………30g,
- Dạ hương ngưu…..30 g,
Cách dùng: Dùng tươi, giã nát, thêm nước cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.
Chú ý: Các bác tránh nhầm lẫn cây cứt lợn với cây cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L).
Cả cây cứt lợn thường được phụ nữ nấu với quả bồ kết lấy nước gội đầu làm thơm và sạch gầu, trơn tóc. Sau khi đẻ bị rong huyết, họ lấy 30g cây cứt lợn tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng vài ngày.
Dùng ngoài, lá cứt lợn giã đắp làm thuốc chữa vết thương phần mềm.
Năm 1973, cây cứt lợn đã được Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Phú Thọ dùng chữa viêm xoang dị ứng với kết quả tốt.
Dựa vào kinh nghiệm đó, một số chế phẩm của cây cứt lợn đã được áp dụng ở Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba và Bệnh viện Hai Bà Trưng để điều trị viêm mũi xoang mạn và viêm mũi xoang dị ứng. Thuốc làm giảm ngạt mũi, giảm viêm và giảm sổ mũi, nhức đầu một cách rõ rệt, không có tác dụng phụ đối vối cơ thể người bệnh, có thể dùng thuốc điều trị dài ngày.
Trước đây, có thuốc nhỏ mũi "Ngũ sắc" với nhược điểm gây sót nhiều. Nay đã được thay thế bằng thuốc xịt mũiAgerhinin có tác dụng chống viêm cao hơn, đỡ gây sót khi điều trị.
- Chữa tai chảy máu có mùi hôi: Lá cứt lợn rửa sạch, giã nhỏ hòa với ít dầu lạc, vắt lấy nước nhỏ tai. Ngày hai lần, liền trong một tuần.
(Kinh nghiệm của Quảng Nam - Đà Nắng).
- Chữa vết thương phần mềm: Lá cứt lợn (50g), lá cây gai (50g). Hai thứ rửa sạch, giã nát, đắp, băng lại.