Đu đủ rừng (thông thảo gai) cây thuốc chữa tê bại, gãy xương rất hay

11/11/2019, 21:51 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Tên gọi:

- Tên khoa học: Trevesia palmata (Roxb.) Vis,

- Họ khoa học: Nhân sâm - Araliaceae.

- Tên khác: Thông thảo gai, Thầu dầu núi.

Đặc điểm tự nhiên:

Đu đủ rừng hay còn có tên khác là thông thảo gai, là loại cây nhỡ, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta, thân cao đến 10m, ít phân nhánh, cành non có gai, ruột xốp. Lá đơn, phiến lá phân thuỳ chân vịt, xẻ sâu như lá thầu dầu nhưng có kích thước lớn hơn nhiều, có 5-9 thuỳ nhọn có răng, gân nổi ở hai mặt, mép lá có răng cưa thô; cuống lá dài và có gai. Lá non phủ lông mềm, màu nâu nhạt, lá già nhẵn.

Cây đu đủ rừng nhỏ

Hình dáng cây gần giống với cây đu đủ, nên có tên đu đủ rừng (không phải là cây đu đủ mọc trong rừng). Hoa mọc thành tán, tụ thành chuỳ ở nách. Hoa to khoảng 1cm, màu trắng: Quả dài 13-18mm, có khía; hạt dẹp. Hoa tháng 5-6, quả tháng 7-9.

Các bác xem video dưới đây để nhận biết cây đu đủ rừng trong tự nhiên:

Bộ phận dùng:

- Lõi thân (Medulla Trevesiae) thu hái vào mùa thu, phơi khô cho vị thuốc Thích thông thảo; tránh nhầm với vị Thông thảo là lõi thân của cây Thông thoát mộc (Tetrapanax papyriferrus).

- Lá được thu hái quanh năm dùng tươi để bó, đắp ngoài, hoặc dùng khô để nấu nước tắm. 

Công dụng:

- Lõi thân: Có tác dụng thông tiểu, tiêu phù, lợi sữa, nên dùng trong các bài thuốc chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng. Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.

- Lá: Nấu nước xông chữa tê liệt bại người, nước tắm giúp phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, hoặc giã đắp bó gẫy xương. Ở Trung Quốc, người ta dùng lá chữa đòn ngã tổn thương hay dao chém thương tích.

 

Ý kiến bạn đọc