Cây gạo được nhắc đến trong ca dao Việt Nam "Bao giờ cho đến tháng Ba, hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn" và từ xa xưa cây gạo cũng đã có mặt trong các bài thuốc dân gian, một điều đáng buồn rằng, cho đến nay những bài thuốc dân gian ấy đã dần bị lãng quên. Hãy cùng thaoduoc.net tổng hợp lại những phương thuốc cổ truyền hiệu nghiệm từ cây gạo các bạn nhé!
────────
Những ai ở vùng nông thôn chắc đã được nhìn thấy cây gạo, một loài thân gỗ, cao lớn, sừng sững cạnh những bờ sông, ven đường, trước cổng làng, cũng có khi đứng một mình giữa cánh đồng rộng lớn. Cây gạo ra hoa vào đầu hè, thường là tháng Ba âm lịch, màu đỏ sặc sỡ, tô điểm thêm cho nét đẹp cũng những miền quê Việt Nam.
Chiều cao cây có thể lên tới 15-20m, cành mọc ngang với những gai hình nón, thân cũng có gai. Lá kép chân vịt với 5-8 lá chét hình mác hay hình trứng, dài 9-15cm, rộng 4-5 cm, thường lá gạo rụng sớm và đây cũng là vị thuốc hay. Quả nang hình thoi, dài 8-15cm với năm van cứng, mặt trong có nhiều sợi bông. Hạt hình trứng, xung quanh có lông dài, trắng, mịn.
────────
- Thân, rễ, hoa và lá là những thành phần chính được dùng làm thuốc của cây gạo.
- Trong vỏ thân có chất nhày, trong hạt có 20-26% chất béo đặc (nhân chứa tới 35%) màu vàng. Các bộ phận khác và hoạt chất khác chưa thấy nghiên cứu.
+ Vỏ gạo có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, gây nôn.
+ Nhựa kích dục, làm nhầy, cầm máu, làm săn da, bổ và gây khát.
+ Rễ đắng, mát, có tác dụng kích thích, bổ, cũng gây nôn và giảm đau.
+ Hoa gạo có vị đắng chát, hơi ngọt, tính mát, tác dụng làm se, tiêu viêm, giải độc, sát khuẩn, thông huyết nên đã trở thành dược liệu sử dụng nhiều trong trị liệu.
+ Ngoài ra, lá gạo rụng cũng có mặt trong một số bài thuốc.
Lá và hoa cây gạo
────────
Có rất nhiều bài thuốc hay từ cây gạo mà đến nay đa phần trong số đó đã bị lãng quên. Từ thuốc đau răng, bó gãy xương, bong gân, đến thuốc tăng cân, bồi bổ cơ thể... rất công hiệu.
Vỏ thân cây gạo 20g sắc đặc, ngậm nhiều lần trong ngày.
Hoa gạo 20-30g sao vàng sắc uống trong ngày.
Hoa gạo, bí đao mỗi vị 500g, các vị thái nhỏ sao vàng hạ thổ, sắc với 2 lít nước cho nhỏ lửa còn 800ml, chia 4 lần, uống trong ngày, uống trước bữa ăn 30 phút.
Rễ gạo 60g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 250ml nước chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
Vỏ thân (rễ càng tốt) ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương.
Hoặc dùng 100 gvỏ thân cây gạo, cạo bỏ vỏ ngoài, băm nhỏ, giã nát, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.
Vỏ thân cây gạo, lá náng rửa sạch, giã nhuyễn, băng vào tổn thương, ngày 2 lần. Hoặc vỏ cây gạo 16g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16g (sao vàng), sắc với 750ml nước, đun nhỏ lửa còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống liền 3 ngày.
Video về cây gạo:
Lá đinh lăng 80g, vỏ cây gạo 40g (cạo bỏ vỏ đen), chân cua sông 40g, tô mộc 20g, nụ đinh hương 5 cái.
Lá đinh lăng, vỏ gạo, chân cua rửa sạch bằng nước muối, giã nhỏ; tô mộc tán thành bột mịn, đinh hương tán riêng. Tất cả trộn đều, đắp, nẹp cố định và băng lại. Mỗi ngày một lần. Kiêng ăn thịt bò.
(Kinh nghiệm của Tổ y học cổ truyền huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang).
- Lá gạo rụng, lá sung tật mỗi vị 30g
- Lá vú bò 15g - Cam thảo dây 9g
Sao vàng sắc, uống nhiều càng chóng béo.
Hoa gạo 30g, rửa sạch đổ 550ml nước đun nhỏ lửa, sắc kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Hoặc hoa gạo, kim ngân hoa, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) mỗi vị đều 15g rửa sạch đổ 550ml nước đun nhỏ lửa, sắc kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Lấy hoa gạo tươi, giã nát đắp vào nơi có mụn nhọt đang sưng tấy. Ngày đắp 1 – 2 lần sẽ hết đau nhức, chóng khỏi.
Hoa gạo 15g, rau diếp cá 15g, tang bạch bì 10g sắc với 750ml nước, đun nhỏ lửa còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày, dùng liền 5 ngày.
Chất gôm cây gạo được dùng uống ngày uống 4-10g.
Lấy vỏ cây gạo tươi bỏ lớp vỏ thô 80g, khúc khắc 50g, lá xấu hố (trinh nữ) 30g, bồ cu vẽ 30g, bồ kết 10g, lá thầu dầu tía (đu đú tía) 10g, lá cà độc dược 10g.
Ngày sắc một thang chia ra uống trong 2 ngày (theo Bách gia trân tàng của Lãn ông). Kiêng rượu và các chất cay nóng khi dùng thuốc.
────────
Trên đây là những bài thuốc cổ phương hiệu nghiệm từ cây gạo. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên bỏ chút thời gian chia sẻ ủng hộ chúng tôi bạn nhé. Cảm ơn bạn rất nhiều!