Hẹ, cây thuốc quý trị liệt dương, ung thư và nhiều bệnh khó

06/08/2020, 20:16 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Có một loài thực vật nhìn xa giống với cây hành, như lá lại dẹt, không rỗng giữa, mùi trung tính giữa mùi hành và mùi tỏi có tên là cây hẹ, đây vừa là gia vị, nhưng cũng là vị thuốc có rất nhiều công dụng chữa bệnh.

────────

TÌM HIỂU VỀ CÂY HẸ

Cây hẹ còn có tên khác là cửu thái, khởi dương thảo, tên khoa học Allium ramosum L, thuộc họ Hành (Alliaceae).

1. Đặc điểm tự nhiên của cây hẹ

Nhìn từ xa cây hẹ khá giống với cây hành tăm, loại thân thảo, sống nhiều năm, cao chừng 20-40cm (cán hoa có thể cao vươn lên 50cm). Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh (nhìn như lá tỏi nhưng nhỏ hơn nhiều). Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 30-50cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lẩn ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen.

2. Thành phần hóa học của hẹ

- Khi vò nát lá hẹ sẽ thấy mùi trung tính giữa mùi hành tăm và mùi tỏi.

- Toàn cây hẹ có: sulfur, saponin, chất đắng, hoạt chất odorin và vitamin C.

- Trong 1 kg lá hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, 20mg vitamin A, 89g vitamin C, 263mg canxi, 212mg phốt pho, nhiều chất xơ.

Tác dụng chữa bệnh của cây hẹ

3. Tác dụng dược lý của hẹ

Hẹ có chứa nhiều chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.

────────

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY HẸ

Người ta thường dùng hạt hẹ (cửu thái tử) và lá hẹ, đôi khi dùng cả rễ để làm thuốc.

- Hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.

- Lá hẹ có vị cay đắng chua mà sít, lại mạnh cho khí và thêm cho dương sự, lại cầm máu, vít tinh.

Dưới đây là một số bài thuôc dùng cây hẹ:

1. Cổ họng sưng đau, khó nuốt:

Dùng 12-24g lá Hẹ giã hoặc vắt tươi lấy nước uống.

2. Chữa viêm tai giữa:

Lấy lá hẹ tươi, rửa sạch, giã lấy nước nhỏ tai.

Kinh nghiệm dùng nước lá hẹ nhỏ vào tai cũng có tác dụng trong trường hợp bị côn trùng chui vào tai.

3. Chữa hen suyễn nguy cấp:

Lá Hẹ, một nắm, sắc uống.

4. Chảy máu cam, lỵ ra máu:

Củ hoặc lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.

5. Ho trẻ em (Xem video):

 

 

6. Chữa ho lâu ngày (Xem video):

 

 

7. Chữa di tinh:

Hẹ và Gạo nếp, mỗi thứ đều nhau, nấu chung thành cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mằn mặn, hoặc chưng chín ăn.

8. Bài thuốc chữa l.iệt d.ương, yếu SL

- Hạt cây hẹ (Cửu thái tử) 25g;

- Hạt tơ hồng (Thỏ ti tử) 15g;

- Lá dâm dương hoắc sao mỡ dê 15g;

- Đuôi bò sấy nhỏ lửa trên ngói 1 cái.

Cách làm: Nghiền nhỏ các vị trên, hồ với mật ong thành viên to bằng đầu ngón tay cái. Tối uống 1 viên cùng rượu sau ăn 30 phút.

Xem thêm:

 Thuốc vô sinh, hiếm muộn cho Nam và Nữ

 Sói rừng hỗ trợ điều trị Gút, Ung thư

8. Hỗ trợ điều trị U.ng t.hư thực quản:

- Kinh nghiệm Trung Quốc: Lấy rễ, củ hẹ 1 nắm, lấy nước cốt hòa với 1/2 cốc sữa bò, uống ngày 2 lần.

- Kinh nghiệm Việt Nam: Rau hẹ 1 nắm vắt lấy nước cốt, chưng với 2 quả trứng gà, chia làm 2 lần để ăn.

9. Chữa quai bị ở trẻ nhỏ:

- Lá hẹ, rau răm mỗi vị 40g, húng chó 50g, hạt gấc 1 hạt, tỏi 3 tép. Tất cả phơi khô, nghiền thành bột dùng dần. Khi nào có người bị thì lấy bột này hòa vớ 1i thìa nước sôi bôi vào nơi bị sưng đau, 1 thìa nhỏ nữa cho trẻ ngậm.

10. Sản hậu, hoa mắt, chóng mặt bất tỉnh:

Hành tăm, củ hẹ mỗi thứ 12g, đâm nát hoà ít giấm, để lên cục gạch nướng đỏ, xông hơi.

11. Những món ăn tốt cho chuyện ấy từ rau hẹ: 

Mời các bạn xem bài viết Tại đây.

────────

Hẹ không những là gia vị cho những món ăn mà còn là một vị thuốc kháng sinh từ thiên nhiên, có tác dụng chữa được nhiều bệnh nhưng cần lưu ý người âm suy, bốc hoả không nên dùng hẹ. Cũng nên hạn chế dùng hẹ vào mùa nóng. Hẹ rất kỵ với thịt trâu, còn kết hợp hẹ với mật ong có thể gây ra tiêu chảy.

 

Ý kiến bạn đọc