Húng chanh, loại cây gia vị quen thuộc và cũng là vị thuốc trong dân gian với nhiều công dụng hữu hiệu.
Tên khoa học là Plectranthus amboinicus, thuộc họ Hoa môi,
Chúng còn có tên khác: dương tử tô, tần dày lá, rau thơm lông, rau thơm lùn…
Theo Đông y đánh giá húng chanh có tính ấm, vị cay, mùi thơm, thường được sử dụng để trị tiêu đờm, sát khuẩn, giải cảm, chữa trị bệnh viêm họng, ho, cảm cúm, chảy máu cam, nhiệt miệng, hôi miệng, ong đốt, …
Video dưới đây giới thiệu 8 kinh nghiệm sử dụng cây húng chanh cho hiệu quả cao, mời các bác cùng tham khảo:
1. Khi bị ho do viêm họng, khản tiếng: Lấy 5 -7 lá húng chanh, rửa sạch, cho thêm ít muối, nhá, ngậm và nuốt dần.
2. Khi bị cảm cúm: Lấy lá húng chanh kết hợp với sả, tía tô, lá tre, lá bưởi, cúc tần... để nấu nước sông. Lá húng chanh tươi vắt lấy nước uống.
3. Bị sốt cao không ra mồ hôi: Lá húng chanh 20g, cao thảo đất 15g, tía tô 15g, gừng tươi 5g. Sắc với 5 bát nước, còn 2 bát, uống khi thuốc còn nóng.
4. Khi bị viêm họng, viêm thanh quản: Lá húng chanh 20g, Kim ngân hoa 15g, Sài đất 15g, Rễ rẻ quạt 12g, cam thảo đất 12g. Sắc nước uống, ngày 1 thang.
5. Khi bị ong đốt: Lấy lá húng chanh rửa sạch, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vào vết thương.
6. Khi bị chảy máu cam: Lá húng chanh tươi 20g, trắc bá diệp (sao đen) 15g, hoa hòe (sao đen) 10g, cam thảo đất 15g. Sắc nước uống, ngày 1 thang.
7. Khi bị nhiệt miệng: Dùng ngày 2 lần sau bữa ăn vệ sinh răng miệng sau đó ngậm nước lá húng chanh.
8. Khi bị hôi miệng: Sắc nước lá húng chanh đặc dùng để ngậm, ngày làm 2 lần.
Trên thân và lá cây húng chanh có rất nhiều lông, vì vậy khi tiếp xúc tránh để lông chạm vào phần da, rất dễ gây dị ứng.
Không dùng vị thuốc này cho phụ nữ đang mang thai.