Kim anh tử là vị thuốc quý có tác dụng cố tinh, niệu sáp, được sử dụng trong các bài thuốc chữa di, mộng tinh rất hay, đây chính là quả giả (phần đế hoa) của cây Kim anh, một cây thuốc quý mọc hoang ở Cao Bằng, Lạng Sơn.
─────
- Tên thường gọi: Kim Anh, kim anh tử (là vị thuốc từ cây Kim Anh)
- Tên khác: Thích Lê tử, Đường quân tử
- Tên khoa học: Rosa Laevigata Michx
- Họ khoa học: Họ Hoa Hồng (Rosaceae)
- Tên Trung Quốc: 金樱子
─────
Kim Anh là cây mọc hoang nhiều ở vùng đồi các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, thi thoảng thấy có ở Yên Bái, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên.... Ở Trung quốc cây này phân bố khá rộng, nhiều tỉnh thành có như: Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc kiến, Triết giang, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ xuyên, Hà Nam, Giang Tô.
Kim Anh thuộc họ hoa hồng nên đặc điểm tự nhiên rất giống với cây hoa hồng, đặc điểm khác với hoa hồng là kim anh có hoa màu trắng và chỉ có 5 cánh.
Hoa cây Kim Anh
Quả cây Kim Anh là quả giả (thực chất là đế hoa khi cánh hoa rụng đi mà tạo thành), quả hình trứng, có nhiều gai và đài còn lại, khi chín màu vàng nâu. Bổ đôi quả giả sẽ thấy nhiều hạt dẹt (đây mới là quả thật của cây).
Cây ra hoa từ tháng 3 - 6, đậu quả từ tháng 4 - 9.
Vị thuốc kim anh tử: Quả già đem bổ dọc, hình bầu dục, dài 2 - 4 cm, rộng 0,3 - 1,2 cm. Mép cắt thường quăn gập lại. Mặt ngoài màu da cam, nâu đỏ hoặc nâu sẫm bóng, hơi nhăn nheo, có vết của gai đã rụng. Đầu trên mang vết tích của lá đài, nhị và nhụy. Đầu dưới còn sót lại một đoạn cuống ngắn. Phần lớn đã được bỏ lông và nạo sạch hạt (quả đóng) bên trong. Quả đóng có góc, màu vàng nâu nhạt, rất cứng, có nhiều lông tơ. Vị hơi ngọt, chát.
─────
- Mùa thu vào khoảng tháng 10 khi quả kim anh chuyển từ màu xanh vàng sang màu nâu đỏ tức đang chín và có thể hái về làm thuốc được.
- Cách chế biến đơn giản đó là bỏ hết gai cứng bên ngoài, bổ dọc, loại hết hạt bên trong (hạt bên trong có độc). Phơi hoặc sấy khô để bảo quản dần.
Quả kim anh bổ dọc
─────
- Phân tích quả kim anh thấy lượng vitamin C khá cao, tỉ lệ hơn 1%. Định lượng này đối với kim anh ở Lạng Sơn là 1,360 mg trong 100 g.
- Trong hạt (quả thật) có chất glucosid độc, vì vậy khi chế biến phải bỏ đi. Ngoài ra còn có saponin, tanin, đường, chất nhầy, acid hữu cơ chất nhầy.
─────
+ Tác dụng giảm xơ mỡ động mạch:
Trên thực nghiệm gây xơ mỡ mạch thỏ bằng chế độ ăn nhiều cholesterol được điều trị bằng Kim anh tử trong 2 - 3 tuần. Trong tất cả các ca đều có gỉam cholesterol máu và beta-lipoprotein có ý nghĩa so với lô chứng. Mỡ ở tim và gan cũng như xơ mỡ mạch ở nhóm điều trị là ít hơn.
+ Tác dụng kháng khuẩn:
Nước sắc Kim anh tử có tác dụng ức chế mạnh in vitro đối với tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và E.Coli. Nước của thuốc cũng có tác dụng ức chế virus cúm.
+ Tuy nhiên cần nhấn mạnh đến độc tính có trong hạt quả kim anh:
- Leclerc (1939) nghiên cứu độc tính của cồn chế từ toàn quả giả (Rosa canina L.) (cả quả giả và quả thực) thì thấy rằng với liều 60-70 giọt có thể gây đờ đẫn, với khuynh hướng chóng mặt và giảm hoạt động của thần, kinh cơ.
- Năm 1934 A. Garello-Cantoni nhận xét thấy nước sắc 5% cũng có độc tính, tiêm 1ml dưới da một con ếch, rồi một con chuột thì thấy con vật chết sau 3 giờ, sau một thời kỳ kích thích ngắn, xuất hiện hiện tượng đờ đẫn, giật run, run, liệt toàn thân và chết tim ngừng ở thể tâm trương. Nếu liều nhỏ hơn, các triệu chứng yếu hơn và sau 8 giờ con vật trở lại bình thường. Tóm lại chất glucosid có tác dụng trên tủy, hệ thống thần kinh và tim.
Chú ý hạt bên trong quả có chứa độc tố
─────
- Kim anh tử có vị chua sáp, tính bình, quy vào 3 kinh thận, bàng quang và đại tràng có công dụng cố tinh sáp niệu, sáp trường chỉ tả.
- Được dùng trong các bài thuốc chữa di tinh, mộng tinh, đái són, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ khí hư, bạch đới, tỳ hư mà hay đi ỉa lỏng, lo âu, thần kinh bất định, trằn trọc thâu đêm, Tây y coi kim anh là nguồn vitamin C quan trọng.
- Kiêng kỵ:
+ Khi dùng phải cẩn thận, tránh ngộ độc.
+ Nhiệt thái quá: không dùng (Trung Dược Học).
+ Bệnh mới phát sốt, táo kết: không dùng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
+ Có thực hỏa tà nhiệt: cấm dùng. Tiểu không thông, tiêu chảy cấp: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Không tự ý dùng thuốc, trong mọi trường hợp hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
─────
Kim anh tử, khiếm thực, hai vị bằng nhau, tán nhỏ làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10-20 viên. Lục là đất, thủy là nước vì bài thuốc gồm một vị mọc trên đất (kim anh) và một vị mọc dưới nước (khiếm thực).
Lấy 60g kim anh uống sắc chia thành 3 ngày.
Chú ý khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Cần hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Hoa kim anh, quả kim anh (bỏ hạt), lá kim anh và anh túc xác, tất cả bằng nhau, tán nhỏ viên thành viên bằng hạt ngô; ngày dùng 7 viên, dùng nước sắc vỏ quít mà chiêu thuốc.
Kim anh tử, nấu thành cao. Mỗi lần dùng 1 thìa canh lớn, hòa với nước sôi uống (Kim Anh Tử Cao- Nghiệm Phương).
Kim anh tử 30g sắc nước uống, hoặc phối hợp với thuốc bổ khí như Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Hoài sơn làm thuốc thang sắc uống. Hoa Kim anh, Quả Kim anh (bỏ hạt), lá Kim anh và Anh túc xác, lượng bằng nhau tán nhỏ viên với nước sắc vỏ quýt.
- Kim anh tử 500g, ba kích 250g, tua sen 50g. Thái mỏng Kim anh và ba kích rồi đem sao vàng, tán nhỏ, cho vào một túi nhỏ cùng với tua sen.
- Tất cả cho vào nồi thêm 2000ml nước đun nhỏ lửa còn 1000ml. Lọc lấy nước cốt bỏ riêng. Sau đó thêm 1000ml nước đun nhỏ lửa còn 500ml. Lọc lấy nước, trộn đều 2 loại nước với nhau thêm đường đun nhỏ lửa còn 1000ml. Để nguội, thêm vài giọt tinh dầu cam cho thơm.
- Mỗi ngày chia 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.