Lõi tiền có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng, nhân dân thường dùng để trị chứng bí tiểu, phù nề, hoặc chữa ho.
─────
- Tên khoa học: Stephania longa Lour.
- Tên khác: Dây mối, Phấn cơ đốc, Đại cung đằng, Xạ chen (dân tộc Tày).
- Tên tiếng Trung: 糞箕篤 (粪箕笃)
- Họ khoa học: Thuộc họ tiết dê Menispermaceae.
─────
Lõi tiền là một cây thuốc mọc hoang, gặp ở nhiều nơi, dây leo nhỏ, mọc cuốn vào những cây bụi hoặc cây gỗ. Thân mềm, không có lông, trên mặt có những vạch chạy dọc, lá mỏng mềm, hình 3 cạnh tròn dài 3-9cm, rộng 2-6cm, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu nhạt hơn, hay như có phấn. Cuống lá dài 3-5cm, đính vào khoảng 1/4 phiến lá. Từ cuống toả ra 10 gân chính, nổi ở mặt dưới. Cụm hoa hình tán, cuống cụm hoa dài 1,5-3cm, mang 3-8 hoa nhỏ. Hoa có cuống, rất ngắn. Quả hạch khi chín có màu đỏ tươi, dài 6mm, rộng 4-5mm. Hạt hình móng ngựa dài, ra hoa mùa hạ, mùa thu.
Dây và lá cây lõi tiền
─────
Lõi tiền có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng, nhân dân thường dùng để trị chứng bí tiểu, phù nề, hoặc chữa ho.
Liều dùng hàng ngày 30g cây tươi, sắc với nước cho đặc mà uống trong ngày, hoặc khô là 6-12g.
Mặt dưới lá cây lõi tiền
─────
1. Chữa đái dắt, đái buốt:
Dùng dây lõi tiền 15g khô (hoặc 30g tươi), hay dùng rễ lõi tiền 10g khô (hoặc 20g tươi) sắc nước uống thay trà trong ngày.
2. Chữa tiểu tiện khó khăn, phù nề, đái buốt:
Đậu đen 10g, lõi tiền, mã đề, mộc thông mỗi vị 6g, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
3. Chữa trĩ ngoại, phụ nữ sa tử cung:
Dùng rễ dây lõi tiền nấu nước xông, ngày 1 lần. Trường hợp bệnh mới phát, chỉ xông 2-3 ngày là khỏi.
Cây lõi tiền thường leo lên những cây bụi khác
4. Chữa mụn nhọt hay tái phát:
Dùng dây lõi tiền 12g, có thể thêm đương quy 8g, cành lá ngải cứu 8g, sắc nước uống thay nước trong ngày.
5. Đau xương khớp do phong tê thấp:
Dùng dây lõi tiền 10g khô (hoặc 20g tươi), hạt ý dĩ 10g, cốt khí củ 10g; sắc lấy nước, chia nhiều lần uống trong ngày.
Video giới thiệu về cây lõi tiền: