Một lá cây thuốc bổ phổi, giải độc nấm rất hay

18/11/2019, 21:44 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Dân gian sử dụng cây một lá trong việc điều trị các bệnh về phổi và đường hô hấp, giúp tiêu viêm, giải độc và bồi bổ cơ thể. Thời gian gần đây, có người săn lùng cây này để hỗ trợ điều trị ung thư phổi và ung thư vòm họng.

─────

A. TÊN GỌI

- Tên khoa học: Nervilia fordii Schultze.

- Tên thường gọi: Cây một lá

- Tên khác: lan một lá, Lan cờ, thanh thiên quỳ, Trâu châu, Châu diệp, Slam lài, bâu thooc, kíp lầu. Chân trâu diệp, Bâu thoọc, Kíp lầu (Quảng Hoa-Cao Bằng).

Họ khoa học: Thuộc họ Lan Orchidaceae

─────

B. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Đặc điểm khác biệt dễ phân biệt nhất giữa cây một lá và các loài khác là từ tên gọi “Một lá” của nó, lá được mọc thẳng từ củ (gần như không có thân) và mỗi một cây chỉ duy nhất có 1 lá. Thuộc loại cây sinh địa, loại cỏ sống lâu, chiều cao từ khoảng 18 – 25cm. Thân rất ngắn, củ tròn đường kính 1 – 2,5mm. Lá hình tim tròn, xếp theo các gân lá hình chân vịt, đường kính 10 - 20cm mép uốn lượn. Gân lá tỏa đều từ cuống lá, cuống lá dài 10 – 20cm, màu tím hồng. Cụm hoa có cán dài 18 – 25cm.

Thường sau khi hoa tàn rồi, lá mới phát triển do đó hoặc ta chỉ thấy cây mang hoa, hoặc quả, không có lá, hoặc chỉ thấy cây có lá, thường một lá.

Cây một lá

Cây một lá (Lan cờ)

─────

C. PHÂN BỐ, THU HÁI

Cây một lá phân bố nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, cây một lá có nhiều tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hoà Bình, Ninh Bình. Cây thường mọc ở nơi ẩm thấp, dưới bóng cây hoặc khe đá, chân núi đá vôi.

Cây được thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Nhưng để dược tính cao nhất thì nên thu hái cây một lá vào mùa thu, rửa sạch, phơi khô, vò nhẹ rồi phơi lại 2 -3 lần.

 

Củ cây 1 lá

Củ cây một lá tươi

─────

D. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Khoa học hiện đại đã tìm thấy trong cây một lá có chứa các flavonoid, triterpenes, và sterol

  • 5 loại glycosides cycloartane mới, nervisides D-H (1-5)
  • 3 loại flavonol glycosides mới, nervilifordizins A-C (1-3), được phân lập từ toàn thân của cây Nervilia fordii. Cấu trúc của chúng đã được làm sáng tỏ như rhamnazin 3-O-β-d-xylopyranosyl- (1 → 4) -β-d-glucopyranoside (1), rhamnazin 3-O-β-d-glucopyranosyl- (1 → 4) -β- d-glucopyranoside (2) và rhamnazin 3-O-β-d-xylopyranosyl- (1 → 4) -β-d-glucopyranoside-4′-O-β-d-glucopyranoside (3)
  • 5 loại 7-O-methylkaempferol và -quercetin glycosides mới, cụ thể là, nervilifordins AE (1-5), được phân lập từ toàn bộ cây Nervilia fordii, cùng với 7 flavonoid được biết đến (6, 7 và 9-13) và một được biết đến coumarin (8)

─────

E. VỊ THUỐC THANH THIÊN QUỲ

Đông y đánh giá thanh thiên quỳ có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, không độc.

Tác dụng chữa viêm phổi cấp, rối loạn chuyển hóa, kháng virut và kháng u, ứng dụng lâm sàng trong điều trị hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi do bức xạ, viêm tụy cấp tính, viêm họng cấp tính, mãn tính. Hiện nay, cây một lá đang được nghiên cứ điều trị ung thư vòm họng và ung thư phổi.

─────

F. VIDEO GIỚI THIỆU VỀ CÂY 1 LÁ

G. TÁC DỤNG CỦA CÂY MỘT LÁ

Với công dụng rất tốt đối với các bệnh liên quan đến phổi và đường hô hấp, cây một lá được đánh giá là loại thảo dược quý hiếm hiện nay. Một thực trạng đáng buồn là trong tự nhiên trữ lượng cây một lá ngày một khan hiếm (do cây thường mọc nơi ẩm thấp, dưới vách đá hoặc tán cây rừng mà hiện nay diện tích rừng rậm ngày một thu hẹp).

Cây một lá không có độc tố, không gây tác dụng phụ cho người bệnh, ngoài tác dụng trị bệnh, cây còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Trước thực trạng cây một lá ngày càng khan hiếm,.do vậy được sử dụng loại thảo dược quý này có thể nói là một điều rất may mắn.

1. Bồi dưỡng cơ thể, giúp mát phổi, chữa lao phổi và ho:

Dùng 10-20 lá/ngày. Có thể sắc, hấp đường hoặc chế biến thành cao lỏng. Dùng uống hằng ngày giúp mát phổi, tiêu đờm, chữa lao phổi.

2. Giải độc khi ăn phải nấm độc:

Dùng 2-3 lá cây một lá loại khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong 3 phút rồi chắt lấy nước uống ngày 2 lần.

Cây 1 lá trên rừng

Cây một lá ở trên rừng

3. Chữa viêm nhiễm, lở loét:

Lá cây một lá tươi giã nát, đắp lên các chỗ đau nhức hoặc mụn nhọt, các vết lở loét viêm nhiễm ngoài da.

4. Trẻ em hấp thụ kém và nuôi dưỡng kém:

Củ lan một lá 5 – 10g chế biến thành món ăn với thịt lợn nạc hoặc trứng gia cầm, tác dụng giúp trẻ em ngon miệng, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt.

Cây một lá cũng được dùng trong ẩm thực, người dân miền núi lấy củ một lá về rửa sạch đem hầm với chân giò lợn hoặc xào với thịt gà…

Ngoài ra, cây một lá còn có tác dụng chữa rối loạn kinh nguyệt, tạng lao, viêm miệng, viêm họng cấp tính…

 

Ý kiến bạn đọc