Náng hoa trắng chữa bong gân đau nhức

04/02/2020, 15:12 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

A. TÊN GỌI

- Tên thường gọi: Náng hoa trắng

- Tên khác: Cây lá náng, chuối nước, tỏi voi, luột lài, văn châu lan, cáp gụn (Tày), co lạc quận (Thái)

- Tên khoa học: Crinumasiaticum L.

- Họ khoa học: Thuộc họ Thủy tiên (Amarylliđaceae)

B. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Cây thảo lớn, có thân hành to hình trứng thuôn. Lá hình mác dài, hẹp ngang, phiến dày và nhẵn bóng, mép nguyên uốn lượn, gần chính rõ lồi lên ở mặt dưới, hai mặt màu lục nhạt; bẹ lá rộng.

Cụm hoa mọc thành tán trên một cuống mập và dẹt, xuất hiện ở giữa túm lá; hoa to màu trắng, thơm, bao hoa phình thành ống rất hẹp, gồm 6 phiến mảnh hẹp ngang hình dải, nhị 6 có chỉ nhị màu đỏ tía, bầu dạng thoi.    

Quả nang (ít gặp) hình cầu, hạt 1. Mùa hoa quả: tháng 6 - 8.

C. PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giơi, náng hoa trắng phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu là châu Á. 

Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại ỏ miền núi và nhất là vùng ven biển. Thường gặp ỏ chân núi đá vôi, bãi hoang. Nhưng chủ yếu được trồng làm cảnh.

Lá náng hoa trắng, thu hái quanh năm, dùng tươi. 

D. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Các nhà khoa học phát hiện được hoạt chất ancaloit có trong lá náng hoa trắng (Ngày nay hoạt chất này được dùng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt). Năm 1963 giáo sư Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu và Phạm Xuân Cù đã tiến hành nghiên cứu về TPHH trong cây náng hoa trắng Việt Nam và đã phát hiện thành phần ancaloit trong lá, hoa và củ náng hoa trắng. Đây là một cơ sở căn cứ khoa học quan trọng, là tiền đề để phát triển các loại thực phẩm chức năng các loại thuốc sau này có nguồn gốc từ cây náng hoa trắng.

Đã trải qua rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Tại nước ta ngoài công trình nghiên cứu của Giáo sư (Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu và Phạm Xuân Cù năm 1963). Năm 2008 tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu về cây thuốc này, Tiến sỹ đã đi đến kết luận náng hoa trắng có tác dụng làm giảm vì đại lành tính tiền liệt tuyến tới 35%. Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với những bệnh nhân mắc về đại tiền liệt tuyến và xơ tuyến tiền liệt. Tác dụng trên có được là do trong cây náng hoa trắng có một hàm lượng rất lớn hoạt chất ancaloit, hàm lượng hoạt chất này lớn gấp 3 lần cây trinh nữ hoàng cung.

E. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Thân hành náng hoa trắng có tác dụng gây nôn, làm ra mồ hôi. Lá có tác dụng chống viêm và long đàm. Thân hành náng hoa trắng có độc, dùng phải thận trọng.

F. CÔNG DỤNG VÀ LIỂU DÙNG

Theo kinh nghiệm dân gian, lá náng hoa trắng được dùng chữa ứ huyết, bong gân, sai khớp, chân tay sưng đau. Khi dùng, lấy lá tươi, rửa sạch, cắt thành miếng, băm hơi giập, hơ nóng, đắp, băng lại. Ngày làm một lần trong nhiều ngày.

Dùng riêng hoặc phối hợp như sau: Náng hoa trắng (30g), mua thấp (30g), lá dạ cẩm (20g). Ba thứ dùng tươi, giã đắp.

Thân hành náng hoa trắng để tươi, giã nát, gói vào vải xô sạch, hơ nóng, đắp và ray chữa thấp khớp, đau nhức gân xương. 

Chú ý: Lá và thân hành náng hoa trắng có độc, không được dùng ở dạng uống.

G. NHỮNG BÀI THUỐC LIÊN QUAN

1. Chữa bong gân, sai khớp:

Lá náng, lá canh châu, lá thầu dầu tía, lá kim cang, lá mua, lá bưởi bung, lá dây đau xương, lá tầm gửi cây khế, hồi, quế, đinh hương, vỏ núc nác, gừng sống, vỏ cây sồi, mủ xương rồng bà, củ nghệ, huyết giác, hạt máu chó, hạt trấp. Tất cả giã nát, sao nóng, chườm và day. Ngày làm một lần trong nhiều ngày. (Hải Thượng Lãn ông).

2. Chữa tụ máu, sưng tấy do bị ngã hoặc va chạm mạnh, bó gãy xương:

Lá náng hoa trắng (30g), lá sy (20g), lá sở (20g), giã nát, trộn với lòng trắng trứng, đắp băng. Cứ 2 ngày thay thuốc một lần.

Hoặc lá náng hoa trắng (20g), dây đòn gánh (10g), lá bạc thau (8g), giã nhỏ, thêm ít rượu, nướng, đắp. Ngày làm một lần.

3. Dùng gây nôn:

Lá náng còn dùng ở dạng tươi để gây nôn. Lưu ý dùng với liều lượng (8 -16g) cây tươi, không nên dùng quá liều về có thể gây ngộ độc.

 

Ý kiến bạn đọc