Cây ngũ gia bì gai hay còn gọi là tam gia bì có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe nam giới, chữa đau nhức gân xương, kích thích tiêu hóa... loài cây này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì nạn chặt phá rừng bừa bãi và sự thờ ơ của nhiều người để thương lái nước ngoài thu mua loại cây này đến cạn kiệt đến gốc rễ cũng chẳng còn.
Trước khi tìm hiểu chi tiết về cây thuốc này, tôi muốn nhấn mạnh với các bác hãy chung tay bảo vệ cây ngũ gia bì gai nói riêng và những cây thuốc bản địa nói chung để không những thế hệ chúng ta còn được sử dụng mà đời đời con cháu chúng ta sẽ phát huy được hết nguồn lợi quý giá từ sự đa dạng và phong phú của hơn 4000 loài dược thảo nước nhà.
Tên khoa học: Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss. - Acanthopanax trifoliatum (L.) Merr.; Eleutherococcus trifoliatus (L.) Hu; Plectronia chinensis Lour.; Acanthopanax aculeatum (Ait.) H. Wite
Tên tiếng Việt: Tam gia bì, Poót sinh, Poót tầng, Poót thông, Pót vậu, Toọng kiềm, Tùm sươu, Co nam slư (Thái), Mạy tảng nam, Póp tưn, Pót dinh (Tày)
Họ khoa học: Thuộc họ nhân sâm Araliaceae
Ngũ gia bì gai thuộc loại cây bụi mọc chủ yếu ở các bìa rừng, vạt đồi, khe suối có nhiều ở vùng núi đá Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái... Ngũ gia bì gai có cành vươn dài, gai mọc thưa, thân cây nhỏ vươn dài đến hàng chục mét dựa vào các loại cây khác. Thân có màu trắng hoặc nâu, cành ngọn non có màu xanh. Lá thường có 3 chét (lá chét giữa trên cùng lớn hơn 2 lá chét hai bên), lá nhẵn 2 mặt không có lông, mép lá có răng cưa. Vì có 3 lá chét nên cây này còn có tên là Tam gia bì. Toàn thân, nhất là lá cây ngũ gia bì gai có tinh dầu thơm, giống với mùi thơm khi ta vò nát lá cây ngũ gia bì chân chim.
Lá có 3 chét nên có nơi gọi cây này lá Tam gia bì
Cụm hoa nhỏ màu trắng lục, mọc ở đầu cành mang những tán tròn, lá đài không rõ, cánh hoa 5, nhị 5, bầu hạ 2 ô. Hoa thường có vào tháng 6 - 8. Quả hình cầu dẹt, mọng, khi chín chuyển màu đen có chứa hai hạt. Quả ra từ tháng 9 năm trước đến tháng 1 năm sau.
Hiện nay, ngũ gia bì gai đã được đưa vào trong danh sách các cây thuốc quý cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Vỏ thân và vỏ rễ, có khi dùng đến cả lá. Tuy nhiên, để bảo tồn loài cây này, khi thu hái nên cắt thân cách gốc 20 - 30cm để cho cây phát triển tiếp.
Mùa thu hái: Hạ – thu.
Cách thu hái: Cắt cành già phần có màu trắng, (bỏ cành xanh), chiều dài 40 -50cm. Đem ủ bằng lá chuối từ 20 -30 ngày. Sau đó đem chặt miếng nhỏ, phơi âm can cho đến khô. Làm như vậy sẽ giữ được tinh dầu và các dược tính cho thuốc.
Nên cắt cây cách 20 - 30 cm để gốc cây còn tiếp tục phát triển
Vỏ rễ và vỏ thân chứa: acid 3a, 11a – dihydroxy – 23 – oxylup – 20 – en – 28 – oic, acid 24 – nor – 11a – hydroxy – 3 – oxolup – 20 – en – 28 – oic, acid 24 – nor – 3a, 11a – hydroxylup – 20 – en – 25 – oic.
Lá chứa acid 3a – 11a – dihydroxylup – 20 – en – 28 – oic và acid 3a, 11a – 23 trihydroxylup – 20 – en – 28 oic.
Ngoài ra còn có nevadensin, taraxerol và taraxerol acid acetic ester.
Lá và cành còn chứa tinh dầu gồm hơn 60 thành phần, trong đó các chất chính là a – pinen, sabinen, terpinen – 4 ol, b – pinen và p. cymen.
Trong Đông y đánh giá, ngũ gia bì gai có vị đắng, cay, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương, thanh nhiệt, giải độc, chữa thấp khớp, lưng đau, chân tay tê mỏi, đàn ông yếu sinh lý, đàn bà âm hư, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi.
Các nghiên cứu hiện đại cho biết Ngũ gia bì gai có tác dụng “sinh thích nghi” (adaptogen) tốt hơn nhân sâm, tạo cho cơ thể ở trạng thái sức đề kháng được tăng cường một cách không đặc hiệu (a state of non – specifically increased resistance); tác dụng kích thích tinh thần
Liều dùng: Hàng ngày dùng 6 – 12 g. Có thể dùng dưới dạng sắc hoặc ngâm với rượu trắng.
Cành non cây ngũ gia bì gai
1. Rượu ngâm ngũ gia bì gai:
- 100 g vỏ thân ngũ gia bì gai đã được ủ và phơi âm can cho đến khô.
- Rượu trắng 35 - 40° loại ngon 3 lít.
Ngâm trong 3 tuần, thi thoảng lắc đều. Ngày uống hai lần trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, mỗi lần một cốc con chừng 30ml. Tác dụng bồi bổ cơ thể, trị sinh lý yếu.
2. Chữa tay run, miệng lập cập ở người già:
- Ngũ gia bì gai…..30g (đã được ủ và phơi âm can cho đến khô),
- Thạch hộc………..24g
- Ngưu tất………….24g,
- Quế nhục…………..6g,
- Gừng khô…………3g.
Cách dùng: Thái nhỏ các vị trên, phơi khô, sắc với 0,4l nước còn 0,1l. Chia để uống làm hai lần trong ngày.
Lá cây ngũ gia bì gai khi vò nát có tinh dầu thơm
3. Chữa kinh nguyệt khó khăn, hạch đới (Kinh nghiệm của nước ngoài):
Thành phần:
Cách dùng: Sắc nước uống ngày 1 thang.
4. Trị di tinh, liệt dương:
Rượu cây Xộp:
- Cành lá cây trâu cổ khô…...200g,
- Đỗ đen…………………......50g,
- Ngũ gia bì gai…………......150g
- Mật ong…………………....10ml
- Rượu trắng…………....…..5l
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể thêm các vị thuốc khác. Rượu ngâm các vị thuốc trên sau 1 tháng là dùng được. Đối với người di tinh liệt dương uống mỗi ngày 15ml rượu. Người khỏe mạnh ngày dùng 10ml.