Đang là tháng 2 âm lịch, cây đùm đũm (hay còn gọi là mâm xôi), trong Đông y gọi là phúc bồn tử đang ra nhiều trái chín đỏ rực. Đây là một vị thuốc rất hay tốt cho cả nam và nữ giới, có thể được sử dụng theo nhiều phương pháp khác nhau. Cây phúc bồn tử chủ yếu mọc hoang, nhưng hiện nay đã được trồng ở nhiều nơi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
─────
- Tên thường gọi: Phúc bồn tử
- Tên khác: Cây mâm xôi, đùm đũm, tu hú.
- Tên khoa học: Rubus idaeus, Raspberry
- Họ khoa học: Rosaceae (Hoa hồng).
─────
Cây mọc hoang rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc, xuất hiện nhiều ở Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, thường mọc ở vệ đường, nơi phát quang, bãi trống, rệ núi (ít thấy trên lưng và đỉnh núi). Cây có nhiều cành vươn dài, có thể tới 2-3m, trên thân cây, lá có nhiều gai sắc nhọn. Lá kép mọc so le có 3 - 5 chét, lá chét giữa lớn hơn cả, mép có răng cưa. Hoa màu trắng, quả chín chuyển màu đỏ hay đen nhạt. Mùi vị quả chua chua, ngọt ngọt như quả dâu ta (dâu tằm), trẻ con thường hái ăn sống.
Cây phúc bồn tử
Hết sức lưu ý: Hiện nay, nhiều tài liệu nói đến phúc bồn tử như đang bị nhầm lẫn với các loại cây khác. Do đặc điểm hình dáng quả giống với quả dâu ta nên thường nhầm lẫn sang cây Ngấy hương (Rubus cochinchinensis Tratt) và cây Mâm xôi (Rubus alceaefolius Poir).
Cây ngấy hương (Rubus cochinchinensis Tratt)
Cây mâm xôi (Rubus alceaefolius Poir)
Để nhận biết chính xác cây phúc bồn tử, các bác hãy theo dõi video dưới đây:
─────
Trong thành phần: Carotenoid, viatmin A, C, E và các khoáng tố vi lượng như CU, Zn có trong phúc bồn tử có tác dụng phòng ngừa sự ôxy hóa của võng mạc và loại trừ những gốc tự do gây hại đến võng mạc. Vì vậy, phúc bồn tử được dùng làm thuốc để bảo vệ và nâng cao thị lực cũng như có tác dụng kiện não, ích trí, tăng khả năng tư duy.
Phúc bồn tử rất tốt cho sức khỏe sinh lý nam giới, những ai giảm ham muốn, liệt dương nên dùng phúc bồn tử để cải thiện. Điều này đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh; còn trong Đông y, phúc bồn tử được dùng trong các bài thuốc hỗ trợ sinh lý, trị chứng tiểu đêm, tóc bạc sớm...
Hoa cây phúc bồn tử
Chất flavonoid có nhiều trong phúc bồn tử giúp tiêu viêm, hạ áp, chống dị ứng.
Còn chất Ellagitannin có tác dụng chống lão hoá 50% mạnh hơn dâu tây, gấp ba lần trái kiwi, gấp mười lần cà chua. Cùng với tác dụng của vitamin C và anthocyanin, khả năng chống ôxy hoá và ngăn ngừa ung thư của phúc bồn tử được gia tăng gấp đôi, loại trừ được các gốc tự do làm thay đổi cấu trúc ADN của tế bào.
Không những tốt cho nam giới, phúc bồn tử còn tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của chị em. Hàm lượng vitamin E, carotenoid có tác dụng giải dị ứng, tiêu viêm, thải độc, bảo vệ da chống lại các tia cực tím giảm các vết thâm nám trên da, giúp đàn hồi, tăng cường tuần hoàn ở các mao mạch ngoại vi, thúc đẩy các tế bảo collagen mới giúp da sáng đẹp và ngăn sự rụng tóc và bạc tóc.
Cây phúc bồn tử trong tự nhiên
Phúc bồn tử chứa lượng rất cao chất xơ, đây là loại quả đứng nhất nhì trong làng trái cây thế giới. Theo tính toán, một vốc tay quả mâm xôi chứa khoảng 8g chất xơ, theo khuyến cáo về dinh dưỡng nên bổ sung 25g chất xơ mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Chất xơ cũng giúp cải thiện sức khỏe bằng cách giảm lượng cholesterol có trong máu.
Trong quả phúc bồn tử chứa lượng mangan quý báu rất cần thiết cho sức khỏe. Chỉ cần 2 vốc tay quả phúc bồn tử là đủ lượng mangan cả ngày. Quả phúc bồn tử còn chứa vitamin B9 hoặc a-xít folic, đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phân chia và tăng trưởng của tế bào. Phụ nữ mang thai nên bổ sung những dưỡng chất thiết yếu này để giảm thiểu nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc thậm chí tạo ra thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh (nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt đốt sống, não úng thủy, thai không có hộp sọ).
─────
Phúc bồn tử thu hái về, rửa sạch, cho ráo nước rồi đem phơi hoặc sấy khô, sau đó có thể tán nhuyễn thành dạng bột.
Ở nước ngoài họ làm mứt từ quả phúc bồn tử.
Phúc bồn tử sau khi sơ chế sạch để ráo nước cho vào bình ngâm đổ đường vào quấy đều ủ cho lên men. Có thể dùng nước cốt đó pha uống hoặc ngâm chung với rượu.
─────
Những ai có sỏi thận, túi mật, bàng quang thì không nên dùng quả này, bởi chất oxalat có trong quả sẽ làm tăng nguy cơ kết tinh sỏi.