Có nhiều người nhầm lẫn cây thông đất này chữa bệnh teo não, nhưng thực tế nó không có tác dụng như vậy, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cây thuốc này nhé.
─────
- Tên thường gọi: Thông đất
- Tên khoa học: Lycopodiella Cernua (L.) Pie. - Serm. (Lycopodium cernuum L.).
- Tên khác: Cây hóa đá, thông đất giả...
- Họ khoa học: Họ Thông Đất (Lycopodiaceae).
─────
Thông đất là cây mọc trên các đồi đất, vạt nương, sườn đồi, phân bố rộng ở các tỉnh trung du - miền núi; thân cây cao 50-80cm, phân thành nhiều nhánh. Lá mọc sít nhau, hình dải nhọn. Bông rất nhiều, tương đối nhỏ, treo thõng ở đầu các cành nhỏ bên, màu nâu nhạt. Túi bào tử gần hình cầu, hai mảnh vỏ không đều nhau.
Cây phân bố rộng ở các nước nhiệt đới châu Á và Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây có nhiều ở nơi có nhiều ánh sáng, thường mọc sen cùng đồi guột...
Bộ phận dùng là toàn cây - Herba Lycopodiellae Cernuae. Trong cây thông đất có một alcaloid là cernuin và một lượng nhỏ nicotin.
Xem chi tiết đặc điểm tự nhiên của cây thông đất tại video dưới đây:
- Thông đất có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng khu phong khử thấp, thư cân hoạt huyết, trấn khái, thu liễm chỉ huyết và lợi niệu.
- Dùng trong các bài thuốc chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, phong thấp nhức xương và ho mạn tính. Liều dùng 20-40g, sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác.
- Ở Vân Nam (Trung Quốc) được dùng trị đau khớp xương, mồ hôi trộm, quáng gà, tiểu tiện bất lợi, có triệu chứng đẻ non, bỏng lửa, trẻ em bị tê liệt sau di chứng.
- Ở Malaixia, nước sắc cây dùng làm thuốc rửa trị phù thũng và cũng dùng trị ho. Tro cây ngâm trong giấm dùng chườm chữa phát ban da.
Chú ý: Nhiều người nhầm lẫn cây thông đất Lycopodiellae Cernuae với cây thông đất thạch tùng thân gập có tác dụng trị bệnh Alzheimer, teo não, lú lẫn ở người già.
Cây thông đất thường sống cùng cây guột