Trâu cổ là cây thuốc dạng dây leo, trong rừng thì bám lên cây vật chủ hoặc các tảng đá, còn ở nơi gần khu dân cư thì chúng thường bám lên tường nhà nhờ bộ rễ chắc khỏe, chằng chịt, toàn thân có nhiều mủ nhựa trắng và tất cả các bộ phận đều dùng làm thuốc, đây là vị thuốc rất quý trong Đông y, tốt cho cả sức khỏe nam giới và nữ giới.
- Tên khác: xộp, vẩy ốc, bị lệ, bị lệ thực, vương bất lưu hành (quả)
- Tên khoa học: Ficus pumila L.
- Họ khoa học: Thuộc họ dâu tằm Moraceae.
Đặc điểm nổi bật của cây xộp là có thân leo dài trên đám, tường rào hoặc trên thân cây khác trong rừng, chiều dài đến hơn 10m. Trên cây có 2 loại lá, một loại lá bé như vẩy ốc bám trên thân không ra hoa hình như vẩy ốc (do vậy cây trâu cổ còn có tên là cây vẩy ốc), một loại có kích thước lớn hơn, có mép nguyên, mặt lá ráp, ở những cành ra hoa kết trái trên phần ngọn cây. Vỏ thân xù xì có từng đốt dài ngắn không đều, ở đốt mọc ra các rễ để hút chất dinh dưỡng từ trên đá hoặc thân cây khác. Thân, quả và lá non khi bẻ có rất nhiều nhựa mủ trắng.
Loại lá bám trên đá hình dáng như vẩy ốc
Cành có quả thì lá lại có hình dáng hoàn toàn khác
Hoa nhiều, đơn tính, đế hoa lõm. Quả thực ra là một loại quả giả vì cấu tạo bởi một đế hoa lõm hình chén, miệng khép kín, ở giữa có một lỗ thủng con, quả dài độ 4cm, đường kính độ 3cm. Trong quả giả có nhiều hạt, hạt có màu lục, lúc chín có màu đỏ, có nhiều nhựa mủ trắng. Mùa quả tháng 8-9.
Các bộ phận trên cây trâu cổ đều sử dụng làm thuốc
- Quả: Vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương cố tinh, lợi thấp thông sữa.
- Lá: Vị hơi chua, chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng giải độc.
- Dây: Vị hơi đắng tính bình;
- Rễ: Tác dụng khư phong hoạt lạc, hoạt huyết, giải độc.
1. Quả: Bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành Fructus Fici Pumilae là quả bổ dọc phơi khô. Trong vỏ quả có tới 13% chất Gôm. Thủy phân chất gôm này cho glucoza, frucoza và arabinoza. Khi chế biến làm thuốc nên nhúng quả vào nước sôi một phút rồi mới phơi khô cho dễ bảo quản hơn.
2. Cành: Lá, thân phơi khô (bị lệ lạch thạch đằng). Trong thân và lá có một ít ancaloit
Bộ phận dùng lá, thân (Còn gọi là Bị lệ lạc thạc đằng) và quả (Vương bất lưu hành) đều được dùng làm thuốc, nhiều nơi còn dùng cả nhựa cây.
Nhựa trắng có rất nhiều trong thân, quả và lá
1. Trị di tinh, liệt dương:
Rượu cây Xộp:
- Cành lá cây trâu cổ khô…......200g,
- Đỗ đen……………………......50g,
- Ngũ gia bì gai………….........150g
- Mật ong………………….....10ml
- Rượu trắng…………....……..5l
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể thêm các vị thuốc khác. Rượu ngâm các vị thuốc trên sau 1 tháng là dùng được. Đối với người di tinh liệt dương uống mỗi ngày 15ml rượu. Người khỏe mạnh ngày dùng 10ml.
VIDEO ĐI RỪNG TÌM CÂY TRÂU CỔ
2. Chữa mụn nhọt, thông đại tiểu tiện, tiêu độc, lợi sữa.
Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu cao
3. Trị đau xương, nhức mình mẩy:
Cao quả xộp: Quả Xộp thái nhỏ nấu với nước bỏ bã cô đặc thành cao, ngày uống 5 -10g, trị các chứng đau xương ở người già, còn có tác dụng điều kinh giúp tiêu hóa.
4. Phụ nữ tắc tia sữa, ít sữa, sưng vú:
- Vương bất lưu hành....40g
- Lá mua........................15g
- Bồ công anh................15g
Sắc với 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Kết hợp dạng thuốc đắp là lá bồ công anh giã nhỏ, cho thêm ít dấm, chưng nóng lên rồi chườm ở vùng vú nhưng ở phía ngoài áo để tránh bị bỏng.
5. Trị chứng lãnh cảm ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh
- Vương bất lưu hành......8g
- Thục địa ......................12g
- Dâm dương hoắc..........12g
Sắc với 4 bát nước, sắc nhỏ lửa còn 2 bát, uống ngày 1 thang.
Dùng liên tục từ 5 - 7 ngày 1 liệu trình.
Xem chi tiết tại video dưới đây:
Kiêng kỵ: Phụ nữ đang mang thai không dùng các bài thuốc từ cây trâu cổ.