Cây xoan leo còn có tên khác là cây tầm phong hay tầm phỏng, tên khoa học là Cardiospermum halicacabum L, thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae), cây có tác dụng tốt đối với người bị Tiểu đường, đòn ngã gẫy xương, phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh bị trúng gió.
─────
Xoan leo là loại cây thân thảo, thân vươn dài như dạng dây leo tới 2 - 3m, thường mọc ở các bãi hoang hay mọc xen với các loài cỏ dại. Thân xoan leo có các rãnh dọc, sắc tố tím thường có ở mấu. Lá dạng kép, lá chét hình tam giác, khi vò lá có chất nhớt, lá hơi có vị đắng, gần như không có mùi.
Hoa màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá với cuống chung có 2 tua cuốn mọc đối. Quả nang, dạng màng, có 3 ô, hình cầu hay hình quả lê, phồng lên, có gân lồi. Hạt hình cầu, với áo hạt màu sáng, có vỏ đen đen.
Cây xoan leo ra hoa và đậu quả từ tháng 4-8.
─────
Các bộ phận trên xây xoan leo đều chứa saponin, trong các nhánh cây có quebraquitol, hạt chứa 32,28% dầu. Xoan leo được thu hái chủ yếu vào hè thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Đông y đánh giá, xoan leo có vị đắng, hơi cay, tính mát, tác dụng tiêu thũng, chỉ thống, lương huyết, giải độc và tiêu viêm. Rễ làm toát mồ hôi, lợi tiểu, khai vị, nhuận tràng, gây sung huyết, điều kinh.
Xoan leo được ứng dụng để chữa cảm sốt, viêm thận, viêm đường tiết niệu, tiểu đường, đòn ngã tổn thương, tê thấp, ghẻ ngứa, rắn cắn, chó dại cắn, chữa mắt đỏ (xông nước cây này)...
Dưới đây là những kinh nghiệm dùng cây xoan leo:
Mỗi ngày dùng 60g cây xoan leo tươi sắc nước uống.
- Biểu hiện: trào đờm, cắn răng không tỉnh, mắt xanh, mình uốn ván, tay chân cứng đờ
- Bài thuốc: Hái 1 nắm lá cây xoan leo, đem giã nát, chế đồng tiện (nước tiểu của con trai dưới 6 tuổi), vắt lấy nước cốt uống.
Xoan leo 15g sắc và uống với rượu.
Xoan leo 10-15g làm thành bột và uống với rượu.
─────