Bách bệnh chữa bệnh gì? Công dụng của cây bách bệnh

13/06/2020, 22:09 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Bách bệnh hay còn gọi là bá bệnh, mật nhân, mật nhơn, hậu phác nam... có nhiều công dụng chữa, được sử dụng không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

─────

BÁCH BỆNH LÀ CÂY GÌ?

Bách bệnh còn được biết với rất nhiều tên gọi khác như: Bá bệnh, Mật nhơn, Mật nhân, hậu phác nam, Tho nan (Lào), Nho nan (Tày), antongsar, antogung sar (Cămpuchia). Tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack, Họ Thanh thất - Simaroubaceae.

Bá bệnh là cây nhỏ có cành, lá kép lông chim lẻ gồm 10 - 26 đôi lá chét, hầu như không có cuống, hình trứng dài, dày, nhẵn hoặc có lông ở mặt dưới. Hoa và bao hoa phủ đầy lông. Quả hạch màu đỏ, nhẵn, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn. Một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả: Tháng 4 - 12.

Đặc điểm phân bổ: Quảng Ninh (các đảo vịnh Hạ Long), Hải Dương (Chí Linh), Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế (Bạch Mã, Bồ Giang), Đà Nằng, Kon Tum (Đắk Glei, Đắk Tô, Sa Thầy), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Đắk Nông (Đắk Mil), Lâm Đồng (Lạc Dương, Bảo Lộc), Khánh Hòa (Nha Trang), Ninh Thuận (Cà Ná), Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu (Núi Đinh), Tp. Hồ Chí Minh (Thủ Đức), Kiên Giang (Phú Quốc, Thổ Chu).

Cây bách bệnh (bá bệnh)

Lá cây bách bệnh

─────

CÔNG DỤNG CỦA CÂY BÁCH BỆNH

Bách bệnh có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chỉ lỵ, thường dùng chữa kiết lỵ (quả); ngộ độc, tẩy giun (rễ); lở ghẻ (lá); ăn không tiêu, nôn mửa, đầy bụng tiêu chảy, sốt rét, lưng đau mỏi do thấp, giải độc do uống nhiều rượu (vỏ rễ, vỏ thân); làm thuốc hỗ trợ sinh dục nam (thân, rễ)... 

Liều lượng: Ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc sắc hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Chú ý: Phụ nữ có thai không dùng.

Dưới đây là những kinh nghiệm dùng cây bách bệnh:

1. Chữa đầy bụng, ăn không tiêu:

Vỏ thân bách bệnh, xích phục linh 12g; trần bì 8g, đậu khấu 6g, can khương, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Uống 5-7 ngày.

2. Chữa chàm ở trẻ nhỏ, chữa lở ngứa, ghẻ:

Lá bách bệnh đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên đến khi khỏi.

3. Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh:

Rễ bách bệnh 15g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7-10 ngày.

─────

Xem thêm:

 Làm đẹp da, trị mụn trứng cá từ rau sam rất hay

 Râm bụt, cây cảnh nhưng lại có rất nhiều công dụng chữa bệnh

 

rễ cây bách bệnh (bá bệnh)

4. Thuốc bổ, kích thích tiêu hóa: 

Rễ bách bệnh 20g, 10 quả chuối sứ khô nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm khoảng 7 ngày là dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 30 ml).

5. Tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị YSL ở nam giới:

Viên nang được bào chế từ: Bách bệnh 400mg, tinh chất nhân sâm 50mg, linh chi 50mg. Liều lượng và cách dùng theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.

6. Toa thuốc ngâm rượu thường được dùng (Tần Thủy Hoàng Tửu):

Rễ bá bệnh 50g; hồng sâm, đương quy, hà thủ ô, câu kỷ tử mỗi vị 20g, dâm dương hoắc, nhục thung dung, chuối hột chín sấy khô, đỗ trọng mỗi vị 30g; táo tầu 20 trái. Ngâm với 10 - 15 lít rượu gạo. Cứ 2 - 3 ngày quấy 1 lần. Sau 10 - 15 ngày có thể dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 50ml, uống lúc ăn hoặc sau khi ăn.

Tác dụng: bổ thận, tráng dương, tăng nội tiết tố nam, bồi bổ cơ thể, trị đau lưng, nhức mỏi, rối loạn tiêu hóa, kém ăn, mất ngủ…

─────

Trên đây là đặc điểm nhận biết và những công dụng của cây bách bệnh, nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết bạn nhé. Cảm ơn bạn!

Ý kiến bạn đọc