Bưởi là cây trồng quen thuộc, vừa cho trái giàu dinh dưỡng lại là cây tạo bóng mát và cho nhiều công dụng chữa bệnh rất hay, mỗi nhà nên trồng một vài cây bưởi trong vườn nhà bởi những lợi ích mà nó mang lại rất to lớn.
Để chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh, hái một nắm lá bưởi non luộc chín hoặc nướng chín đắp vào rốn khi còn nóng.
Bưởi là cây đa năng: lá, hoa, quả đều có thể dùng làm thực phẩm, làm thuốc. Trong Nam dược thần hiệu Tuệ Tĩnh đã viết "Bưởi làm cho thư thái, trị được nôn nghén khi có thai, chữa lười ăn, đau bụng, tích rượu, ăn không tiêu"; "vỏ bưởi có trừ đờm, hòa huyết, giảm đau, đau ruột, tiêu phù thũng, khi dùng bỏ cùi trắng, lấy vỏ vàng sao dùng".
Lấy một vốc hạt bưởi rửa sạch cho vào cốc thủy tinh, rót nước sôi vào, đậy kín, sau 2-3 giờ lấy nước uống. Có thể thêm ít đường cho dễ uống. Uống liên tục nhiều ngày.
Sắc nước vỏ bưởi uống, ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc.
Vỏ ngoài của bưởi chứa nhiều tinh dầu, ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa còn trị cảm cúm và thường được dùng trong liệu pháp nấu nồi xông giải cảm.
Rễ bưởi đào rửa sạch, thái nhỏ (20g/ngày), sắc uống.
Bưởi non mới hình thành hạt: 1 quả gọt vỏ sao vàng, hạ thổ nấu nước uống. Dùng vài ngày hết.
Vỏ bưởi 12g sắc với 1 bát nước, còn nửa bát. Uống liên tục 1 tuần.
Vỏ ngoài quả bưởi chứa tinh dầu, lấy vỏ bưởi xoa trên da đầu để kích thích lỗ chân lông phòng trị bệnh hói hay rụng tóc.
Ngoài ra, nước ép múi bưởi được dùng làm thuốc chữa tiêu khát (đái tháo nhạt), thiếu vitamin C. Tầm gửi cây bưởi được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu.
Lưu ý: Nước ép bưởi khi dùng chung với thuốc Tây có thể không tốt cho sức khỏe, vì nó chứa furanocoumarin- một chất có thể ảnh hưởng lên quá trình hấp thụ dược phẩm.
Các nhà nghiên cứu cũng khuyên không nên đánh răng sau khi ăn bưởi vì các loại quả chua chứa nhiều acid nên dễ làm yếu men răng và gây mòn răng.