Đại bi là cây mọc hoang ở nhiều nơi, cây cao chừng 1.5 - 3m, thân thẳng nhiều lông, phân cành ít, chủ yếu là ở phần ngọn, lá hình trứng nhọn 2 đầu và có tinh dầu thơm. Tên khoa học của đại bi là Blumea balsamifera (L.) DC, cây còn có tên khác là đại ngải, băng phiến, từ bi xanh, thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Phần TRA CỨU DƯỢC LIỆU đã giới thiệu rất chi tiết về cây đại bi, mời các bạn tham khảo tại đây.
Theo Đông y đánh giá đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm, được sử dụng trong các bài thuốc chữa cảm mạo, sốt nóng, phụ nữ đau bụng kinh, ghẻ ngứa, ho, trĩ, thấp khớp.
─────
Lá cây đại bi có chứa tinh dầu thơm, được dùng để nấu nước xông giải cảm rất hay. Sau đây là cách dùng lá cây đại bi chữa cảm mạo, sốt nóng.
Hái lấy 1 nắm lá đại bi chừng 10-12g, đem rửa sạch, thái ngắn, nấu nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn nóng để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Lá cây đại bi chữa cảm mạo, sốt nóng
Hái 1 nắm lá đại bi chừng 15g, kết hợp với lá của các loại cây: cúc tần, tre gai, xả, bưởi, bưởi bung, ngũ gia bì, tía tô mỗi thứ 1 nắm từ 10 - 15g. Thiếu 1 vài vị trong các vị trên cũng được. Nấu vào 1 nồi to, đun sôi rồi để sôi thêm 15 phút cho tinh dầu ra hết. Thực hiện xông như khi bị cảm mạo thông thường.
Chú ý: Chỉ xông khi đã hết sốt nóng, quá trình xông cẩn thận kẻo bị bỏng, sau khi xông cần lau sạch người và giữ ấm cơ thể.
Để nhận biết chính xác cây đại bi trong tự nhiên, mời bạn theo dõi video dưới đây:
─────
Tag: dai bi, cay dai bi, cong dung cay dai bi, cam mao, cam sot
Quân đã ghi hình về cây Kim Anh ở 2 thời điểm khác nhau, mỗi lần ghi hình Quân đều không quên chụp lại những bức hình tư liệu về loài thảo dược "quý" nhưng "không hiếm" này trên vùng núi Lạng Sơn.
Cây chua me đất hoa vàng tưởng chừng chỉ là loài cỏ dại nhưng ít ai biết rằng đây là cây thuốc, vị thuốc rất hay, có thể chế biến thành những món ăn, bài thuốc vừa ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh.