Guột (Ràng ràng) cây thuốc lợi niệu, khu đờm, chỉ huyết

21/11/2019, 23:29 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Cây guột một loại cây mọc hoang ở khắp các vùng đồi núi, đây cũng là một vị thuốc nhiều công dụng. Đông y đánh giá, guột có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, khu đờm và chỉ huyết.

─────

A. TÊN GỌI

- Tên khoa học: Dicranopteris linearis (Burm. f.) Underw

- Tên khác: Guột cứng, Vọt, Cỏ đế, Ràng ràng

- Họ khoa học: Thuộc họ Guột - Gleicheniaceae.

─────

B. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Dương xỉ có thân rễ có lông nâu. Lá cao đến 1m, xẻ 3 hay 4 lần. Mỗi đoạn mang về mỗi phía cạnh gốc, về phía ngoài một lá lược phụ, như lá kèm, không chẻ ra gập xuống các cành tận cùng không kèm theo loại lá lược này. Các đoạn bậc cuối hình dải, dài khoảng 2cm, rộng 2mm, ở cuối tròn, có mép nguyên, cuốn lại, dai, mặt dưới màu mốc mốc nhiều hay ít. ổ túi có 7-8 túi bào tử.

 

Lá cây guột

─────

C. NƠI SỐNG, THU HÁI

Guột là cây của miền nhiệt đới và cận nhiệt đới, rất phổ biến trên các savan cỏ và savan cây bụi ở nhiều nơi khắp cả nước. Loài này ít biến đổi, có nhiều thứ và dạng trung gian. Có khi được nhập chung vào loại Guột - Dicranopteris dichotama (Thunb.) Bernh.

Bộ phận dùng chính là thân rễ, chồi lá - Rhizoma et Gemma Dicranopteridis.

Ðọt non cây guột ăn được. Nước chiết lá có tính kháng sinh. Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn. Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun.

 

─────

D. NHỮNG BÀI THUỐC DÙNG ĐẾN GUỘT

Đông y đánh giá, guột có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, khu đờm và chỉ huyết. Dưới đây là những bài thuốc tiêu biểu dùng đến Guột:

1. Bí tiểu tiện:

Chồi thân tươi cây ràng ràng 30g sắc nước uống.

2. Phụ nữ bị bạch đới, khí hư: 

- Chồi thân ràng ràng 15g

- Long nhãn khô 30g

Sắc nước uống, ngày 1 thang.

3. Viêm phế quản cấp tính:

Rễ cây guột 40 - 50g. Sắc nước uống, ngày 1 thang.

─────

E. VIDEO GIỚI THIỆU VỀ CÂY GUỘT

 

Ý kiến bạn đọc