Năm 1956, tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn xảy ra dịch viêm họng, người dân đã dùng rễ cây đơn châu chấu, ngày 15 - 20g, đem giã ngậm và sắc uống có kết quả rất tốt. Cây mọc hoang nhiều ở vệ đường, ven rừng, chân núi, ven suối các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Nghệ An, Thanh Hóa, Gia Lai... dùng làm thuốc với nhiều công dụng rất tốt, có nơi dùng làm rau ăn.
─────
- Tên thường gọi: Đơn châu chấu
- Tên khác: Đinh lăng gai, cẩm giàng (Người Tày huyện Bình Gia, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn), rau gai (Thái Nguyên), Độc lực (Hà Tây), Lổ Cổ (Mèo), Cây cuồng.
- Tên khoa học: Aralia armata Seem
- Họ: Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae (cũng có tài liệu nói thuộc họ Nhân sâm)
Cành cây đơn châu chấu
─────
Nếu bạn lên các tỉnh miền núi, đi bộ ven đường mà thấy những cây dạng vươn dài thõng xuống đường, thân mềm, bẻ được, không giống những loại dây leo dai cứng khác, cây này toàn thân nhiều gai nhưng mềm (bên trong có bấc), dễ dàng bẻ được, ở chỗ đốt thân nơi có những cành lá mọc đối xứng ra, tạo nên cái khớp mà ta liên tưởng đến chân con châu chấu, thì bạn đã gặp đúng cây đơn châu chấu rồi đó.
Cây này dạng thân vươn dài lên những cây khác tạo thành bụi, trên thân có rất nhiều gai quặp xuống. Lá to, kép 2-3 lần lông chim, có 9-11 lá chét, trên cuống lá và những đường gân cả mặt trên và mặt dưới lá đề có gai nhỏ, phiến lá chét hình trứng, mép có răng cưa. Vò nát lá có mùi thơm gần như mùi lá ngũ gia bì gai, lá có vị rất đắng.
Cụm hoa hình chùy tán, nhiều gai, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng vàng nhạt hay xanh nhạt. Nhị 5 bầu hình trứng 5 ngăn, 5 vòi tự do. Quả hạch, hình tròn, khi chín màu đen, dài 3 - 4 mm. Cây ra hoa, đậu quả từ tháng 7 – 9.
Đơn châu chấu phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi nước ta từ Nam ra Bắc.
Để nhận biết chính xác cây đơn châu chấu trong tự nhiên, mời bạn theo dõi video dưới đây:
─────
- Vỏ rễ đơn châu chấu đem chiết với methanol, hỗn dịch cao methanol đem chiết với ether, rồi chiết với butanol bão hòa nước, phần butanol làm sắc ký lấy riêng được 17 saponin kiểu olean.
- Rễ con chứa tinh dầu, là một chất lỏng linh động màu da cam, tỷ trọng 0,83, thành phần chủ yếu là camphol. Rễ chứa nhiều saponin triterpin.
- Lá chứa protid, glucid, caroten, vitamin C, tro, chấy xơ và nước.
Đốt thân cây đơn châu chấu
Tham khảo:
➣ Thảo dược trị đau dạ dày, hành tá tràng
➣ Thảo dược tốt trị thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa
─────
Y học cổ truyền đánh giá, đơn châu chấu có vị cay, hơi đắng, tính ấm. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp (vỏ rễ), bổ (thân, nhất là lõi thân), tiêu độc (lá).
Qua các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vỏ rễ đơn châu chấu có tác dụng dược lý như sau:
- Chống viêm, đặc biệt tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn mạn tính của phản ứng viêm.
- Gây thu teo tuyến ức rõ rệt, tác dụng này là một đặc tính của thuốc ức chế miễn dịch.
- Kích thích sự chuyển dạng lympho bào trong thí nghiệm nuôi cấy in vitro, điều này chứng tỏ đơn châu chấu có tác dụng kích thích miễn dịch.
- Có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen trên động vật thí nghiệm.
- Kháng khuẩn đối với phế cầu khuẩn và liên cầu khuẩn tan máu. Các saponin triterpen và genin acid oleanolic từ rễ đơn châu chấu là thành phần có hoạt tính chống viêm cấp, viêm mạn và gây thu teo tuyến ức chuột cống trắng đực non.
- Y học hiện đại đã nghiên cứu ứng dụng vỏ rễ đơn châu cháu để điều trị 50 bệnh nhân viêm màng bồ đào. Trong đó, có các thể viêm mống mắt thể mi cấp, viêm màng bồ đào toàn bộ và viêm hắc võng mạc, kết hợp với nhỏ atropin để chống dính. Loại bệnh có kết quả sau khi dùng đơn châu chấu là viêm mống mắt thể mi cấp, loại bệnh đó là viêm màng bồ đào toàn bộ và viêm mống mắt, còn bệnh viêm hắc võng mạc không thay đổi rõ về thực thể. Qua các thử nghiệm lâm sàng thì thấy đơn châu chấu không gây phản ứng phụ.
─────
Theo kinh nghiệm dân gian, tất cả các bộ phận trên cây đơn châu chấu đều được dùng làm thuốc:
- Rễ được dùng sắc uống và ngậm để các bệnh về hầu họng, ho, hen, thấp khớp, bí đái, sưng vú, phù thũng, bạch hầu, rắn cắn. Ngày dùng 15 – 20g có khi tới 30g. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Năm 1956, tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn xảy ra dịch viêm họng, người dân đã dùng rễ cây đơn châu chấu, ngày 15 - 20g, đem giã ngậm và sắc uống có kết quả rất tốt.
- Lõi thân đơn châu chấu được dùng làm thuốc bổ.
- Lá dùng đắp mụn nhọt, lá non dùng làm rau ăn (vùng Thái Nguyên còn gọi là rau gai), nhựa của nõn non dùng chấm làm tan chắp lẹo ở mắt.
- Quả sao khô, tán bột thổi vào mũi chống ngạt mũi.
Ngọn non và quả của cây đơn châu chấu
Bài thuốc rất công hiệu cho bệnh viêm họng, viêm amidan, ho lâu ngày. Rất dễ làm, dùng rễ đơn châu chấu kết hợp với vỏ cây khế chua, mỗi vị 8 - 12g. Sắc uống.
Dùng rễ của 3 cây thuốc: Đơn châu chấu 12g, ngấy tía 8g, cây han tía 8g thái nhỏ, phơi khô sắc uống.
Rễ đơn châu chấu 12g, rễ cây thóc lép 10g, lá cối xay 3g, sao vàng sắc uống.
Rễ đơn châu chấu 10 - 30 g sắc uống, Thường phối hợp với Xà cừ và Mặt quỷ.
Dùng 8- 12 g rễ đơn châu chấu, sắc nước uống.
Rễ đơn châu chấu, bồ công anh, kim ngân, lá mua đỏ, vỏ cây sảng mỗi thứ 20 – 30g. Giã với muối, trộn nước vo gạo. Đắp vào chỗ sưng.
Vỏ rễ giã lấy nước uống, bã đắp.
─────
Trên đây là cách nhận biết cây đơn châu chấu cùng những kinh nghiệm hay sử dụng cây thuốc này trong dân gian. Bạn còn biết thêm tác dụng nào khác, hãy để lại ý kiến của mình vào phần bình luận phía dưới.
Bạn cũng đừng quên Chia sẻ bài viết này để bạn bè, người thân cùng biết đến, đặc biệt là những ai đang bị viêm họng, viêm amidan mãn tính chữa nhiều nơi không khỏi, có thể dùng bài thuốc số 1 trên đây.