Hy thiêm (cỏ đĩ) cây cỏ mọc hoang nhiều công dụng

05/07/2020, 17:56 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Hy thiêm hay còn có tên khác là cỏ đĩ, là cây mọc hoang ở các nương lạc, nương ngô trên vùng cao, tuy chỉ là một loại cỏ mọc hoang nhưng cây này có rất nhiều công dụng chữa bệnh và được dùng nhiều trong Đông y.

────────​

TÌM HIỂU VỀ CÂY HY THIÊM

Hy thiêm còn được biết đến với tên gọi hy thiêm thảo, cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng, Hỏa hiêm thảo, Trư cao mẫu, Cẩu cao (Đường Bản Thảo), Hy tiên (Bản Thảo Cương Mục), Hỏa liễm, Thiểm thiên cẩm (Hòa Hán Dược Khảo)...

Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis Lin. 

Họ khoa học: Họ cúc

Hy thiêm là cây thân thảo sống hàng năm, cao đến 60cm, toàn thân, lá, cành có lông nhỏ. Lá mọc đối, hình quả trám, có khi tam giác hay hình thoi mũi mác, mép có răng cưa không đều, 3 gân chính mảnh. Cụm hoa hình ngù có lá, đầu màu vàng. Lá bắc ngoài 5, mặt trong có lông, mặt ngoài có tuyến. Các lá bắc trong có tuyến ở lưng.

Cây phân bố rất phổ biến khắp các tỉnh từ miền núi, trung du tới đồng bằng khắp cả nước.

Cây hy thiêm (cỏ đĩ)

Cây hy thiêm trong tự nhiên

────────​

CÔNG DỤNG CỦA CÂY HY THIÊM

Toàn thân hy thiêm có vị đắng, cay, tính hàn không ấm, có độc ít, quy vào 2 kinh Can và Thận. Tác dụng giải độc, giảm đau, khu phong thấp, lợi gân cốt, an thần, hạ huyết. Dùng ngoài chữa rắn, côn trùng, động vật cắn.

Kiêng kỵ: Không có phong thấp mà thuộc âm hư thì cấm dùng. Kỵ với Sắt.

Bào chế: 

Hễ dùng Hy thiêm thảo cần phải dùng phép uống riêng một vị Hy thiêm như người nước Thục, cứ ngày 5/5 hay 6/6, hoặc 9/9 ÂL chỉ hái lá, còn rễ cành hoa bỏ hết, rửa sạch phơi khô, cho vào trong một cái hông, đặt lên từng lớp cứ mỗi lớp rưới một lần rượu và mật, hông lên rồi lấy ra phơi, cứ hông rồi phơi làm như vậy cho được 9 lần thì khí vị thơm ngon.

Khi khô hẳn đem ra tán nhỏ hoàn với mật mà uống.

Bệnh ở tay đau xương, chân tay tê, mỏi lưng, mỏi gối bởi phong thấp ở ngoài, thì nên dùng sống không nên dùng chín.

Bệnh bởi can thận hư âm huyết kém thì không nên dùng sống, phải dùng cửu chế mới được, nếu để khô, mỗi ngày uống 5-6 mươi viên, với

Rượu nhạt hoặc nước muối lúc đói.

Bảo quản: Dễ hút ẩm, mốc, mục, mọt. Để nơi khô ráo hay phơi và xem lại.

────────​

CÁC BÀI THUỐC TỪ HY THIÊM THẢO

Dưới đây là những phương thuốc cổ phương chúng tôi xin tổng hợp lại để mọi người cùng tham khảo:

1. Cao bồi bổ kiện phong thấp

- Xương trâu 1kg      - Thiên niên kiện 1kg

- Địa liền 0.5kg         - Hy thiêm 3kg

- Ngải diệp 2kg

Giúp ăn ngon, ngủ khỏe, lên cân, mát ruột, bồi bổ. Thuốc không phản ứng, khẩu vị thơm ngon béo được đa số người dùng ưa thích.

2. Chữa phong thấp:

Hy thiêm thảo 100g, Thiên niện kiện 50g, Đường và rượu 1000ml. 

Chữa thấp khớp cấp tính, phát sốt, tê bại đau lưng, mỏi gối. Trung bình người lớn, mỗi ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 15-20ml, uống trước bữa ăn hay tối trước khi đi ngủ.

3. Chữa thấp khớp

- Hy thiêm 100g

* Chế biến: Dùng cành, lá, rửa sạch, thái nhỏ phơi khô, sao nóng giòn, cho vào 600ml nước sắc còn 200ml.

* Cách dùng và liều lượng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 100ml.

4. Trị phong thấp, tê mỏi, đau nhức xương:

Dùng cao mềm Hy thiêm 9 lượng, bột Hy thiêm 10 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng bột Xuyên khung 2 lượng.

Trộn lại làm viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống cách xa bữa ăn.

5. Miệng méo mắt xiên, phong thấp đau nhức

Dùng Hy thiêm thảo (sống) 4 lượng tán bột, chưng phơi 9 lần, luyện mật làm viên lần uống 2 chỉ, mỗi lần 3 lần với Rượu nóng.

Công dụng chữa bệnh của hy thiêm

6. Phong thấp viêm đa khớp dạng thấp

Dùng Hy thiêm thảo 4 lượng sắc nước cốt gia thêm đường đen, cô lại thành cao, lần uống 1 chén trà nhỏ, ngày 2 lần uống.

7. Trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân xương:

Hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc (Ngưu tất) 5 chỉ. Sắc uống.

8. Chữa chứng trúng phong miệng méo, mắt trợn cấm khẩu không nói được, thường sùi bọt mép, uống lâu có thể sáng mắt rõ tai, đen nhánh râu tóc và cứng mạch gân cốt.

Ngày mùng 5/5 ÂL lấy lá và cành non cây Hy thiêm rửa sạch phơi hông được 9 lần, sao khô tán nhỏ làm viên với mật bằng hạt Ngô đồng, lần uống 40 viên với nước cơm hoặc rượu nóng.

9. Đinh nhọt phát bối

Dùng Hy thiêm thảo, Ngũ diệp thảo (tức Ngũ trảo long), Dã hồng hoa (tức Tiểu kế), Đại toán, các vị bằng nhau đâm nát rồi vắt lấy nước uống, khi ra mồ hôi là đạt.

10. Đinh nhọt sưng độc

Tết Đoan ngọ hái Hy thiêm thảo phơi khô tán bột, lần uống nửa lượng với Rượu nóng, khi mồ hôi ra là đạt, rất có hiệu quả.

11. Trị ung nhọt sưng độc, các chứng lở dữ

Hy thiêm thảo 1 lượng (Hái vào 5/5 ÂL), Nhũ hương 1 lượng, Bạch phàn (phi) nửa lượng, Tán bột lần uống 2 chỉ với Rượu nóng cho tới khi lành.

12. Bệnh ăn vào mửa ra

Dùng Hy thiêm thảo sấy khô tán bột luyện mật làm viên với nước nóng.

13. Trị các chứng tiêu chảy do cảm phải phong hàn, dùng trị phong khí chạy vào trường và gây tiêu chảy:

Dùng Hy thiêm thảo tán bột trộn hồ giấm làm viên bằng hạt ngô đồng lớn lần uống 30 viên với nước.

14. Trị đau đầu cảm mạo:

Hy thiêm thảo 3 chỉ, Lục nguyệt sương 5 chỉ, Tử tô 3 chỉ, Thông bạch 2 chỉ. Sắc uống.

15. Trị xuất huyết ngoại thương, đinh nhọt sưng tất, rắn cắn:

Hy thiêm thảo (tươi) liều lượng tùy ý, rửa sạch đâm nát đắp nơi đau.

Ngoài ra, Hy thiêm thảo lại có tác dụng hạ huyết áp, có thể dùng Hy thiêm thảo, Hòe hoa, mỗi thứ 5 chỉ sắc uống. Lại có tác dụng an thần, cũng có thể dùng nó trong trường hợp suy nhược thần kinh, mất ngủ.

16. Trị Ho gà

-  Hy thiêm 120g  - Lá táo 30g    

- Tang bạch bì (Vỏ rễ dâu) 120g

- Lá chanh 30g - Lá La hán  (Tỳ bà diệp) 15g

- Mật ong 70 ml  

Hy thiêm rửa sạch, phơi khô Tang bạch bì tẩm mật sao vàng Lá táo, lá chanh rửa sạch phơi khô

Lá La hán (Tỳ bà diệp) lau sạch lớp phấn, phơi khô, sao đen, sắc bỏ bã, cô thành cao hòa với 70 ml mật ong.

* Liều uống: mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày 4 lần pha nước chín.

────────​

VIDEO GIỚI THIỆU VỀ CÂY HY THIÊM

 

Ý kiến bạn đọc