Ngái đỏ (Ngái vàng) mạnh gân cốt, tốt cho cánh mày râu

01/10/2023, 21:43 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Ngái đỏ hay còn có tên khác là Ngái vàng, ngõa lông được dùng theo kinh nghiệm vùng cao có tác dụng mạnh gân cốt, tốt cho cánh mày râu.

Tên khác: Ngái đỏ, Ngái vàng, Ngõa lông.

Tên khoa học: Ficus fulva Reinw. ex Blume

Thuộc họ Dâu tằm: Moraceae

Lá cây ngái đỏ, ngái vàng

Đặc điểm tự nhiên: Dạng cây thân gỗ, chiều cao 6-10m. Cành lớn, nhiều lông dày, màu vàng hung. Lá dày, hình bầu dục - tim, tròn hay hình tim ở gốc, trên có khi chia thuỳ, mặt trên lá nhãn, màu xanh sẫm, mặt dưới gân nổi rõ rệt, nhiều lông màu vàng hung, mép lá khía răng; cuống lớn; lá kèm hình tam giác lớn, tất cả có lông dày cứng. Quả nang trên cành non, nhiều lông ráp, màu vàng đậm, khi chín quả chuyển sang màu đỏ, vị ngọt nhạt, ăn được.

Quả cây ngái đỏ, ngái vàng

Có hoa quả tháng từ khoảng tháng 9.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở ven rừng thứ sinh ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi.

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ - Radix et Cortex Fici Fulvae.

Vỏ cây Ngái đỏ bóc rất dễ, khi bóc ra có nhựa nhầy, thường cắt ngắn, phơi âm can đến khi khô để dùng dần.

Nhựa cây ngái đỏ, ngái vàng

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu thũng, chỉ tả, mạnh gân cốt, kiện tỳ ích khí, hoạt huyết khư phong.

Công dụng: Gỗ mềm, quả ăn được. Lá làm thức ăn cho gia súc, nhất là ngựa. Khi ngựa chuẩn bị phối giống thường lấy về cho ăn. Rễ và vỏ được dùng chữa đau phong thấp, khí huyết hư nhược, tử cung trễ xuống, trĩ, thuỷ thũng, ỉa lỏng, cũng có thể phối hợp để ngâm rượu uống bồi bổ, tăng cường sức khỏe. Lá có nơi dùng nấu nước tắm.

Video về cây Ngái đỏ (Ngái vàng):

 

Ý kiến bạn đọc