Nhội cây thuốc quý cho sức khỏe phụ nữ

15/11/2019, 21:35 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Nhội là cây mọc hoang, thân cao lớn cho lá quanh năm, lá nhội có vị chua, chát, tính mát, có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, tốt cho bệnh bạch đới, khí hư, lở ngứa âm đạo của chị em phụ nữ.

─────

A. TÊN GỌI

- Tên khoa học: Bischofia javanica Blume

- Tên thường gọi: Nhội 

- Tên khác: Nhội tía, xích mộc, quả cơm nguội, bích hợp, trọng dương mộc.

Họ khoa học: Thuộc Thầu dầu (Euphorbiaceae).

─────

B. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Nhội là loại cây có thân to lớn đường kính có thể đến 1m, chiều cao cây cũng có thể lên đến 40m, nó có thể được dùng để lấy gỗ. Lá của cây nhỏ là dạng lá kép mọc so le, mỗi cuống lá dài chứa đến 3 chiếc lá có hình quả trứng nhọn về phần đuôi và mọc kết chùm lại với nhau. 3 chiếc lá hợp lại có độ dài từ 20-25cm và phiến lá xoã rộng đến 5-6cm. Xung quanh phiến lá là các khía răng cưa nhỏ đều nhau. Lá cây nhội có vị chua, chát, khi ăn sẽ có vị ngọt đọng ở cuống họng, đây là một loại lá được ưa thích dùng trong món gỏi cá.

 

Lá cây nhội

Lá cây nhội có vị chua

Đến độ ra hoa, cây cho hoa hình chuỳ mọc ở các nách lá, hoa mỗi chùm hoa li ti đơn tính, có màu lục nhạt chúng  kết thành chùm từng dài từ 6 đến 13 cm. Khi hoa rụng, quả bắt đầu kết thành những quả thịt có hình cầu, màu nâu cũng gom lại thành từng chùm thõng xuống. Mỗi quả nhỏ thường có đường kính từ 12-15mm. Thông thường hoa của cây nhội thì ra vào tháng 2-3, còn quả ra vào tháng 6-8.

─────

C. CÁC BÀI THUỐC TỪ CÂY NHỘI

Lá nhội có vị chua, chát, tính mát, có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, tốt cho bệnh bạch đới, khí hư, lở ngứa âm đạo của chị em phụ nữ. Dưới đây là những bài thuốc tiêu biểu từ cây nhội:

1. Chữa phụ nữ khí hư, bạch đới:

Dùng 80g lá của cây nhội đã rửa sạch với tí phèn rồi nấu cùng 3 bát nước để nước sắc uống còn 1 bát thì chia đều ra uống ngày từ 2 -3 lần. Kiên trì khoảng 1 tuần, các chị em sẽ thấy khí hư giảm đi rất nhiều.

2. Chữa phụ nữ viêm âm đạo, lở ngứa:

Khi vùng kín gặp phải một vài vấn đề gây lở ngứa hay xác định là viêm phụ khoa dùng 50g lá nhội thêm vào 2 viên Klion để ngâm (Klion là một loại kháng sinh trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu của nam và nữ). Kế đến là nấu chúng thành dạng cao đặt rồi bôi ngoài vùng kín.

Tham khảo: Chữa viêm vùng kín bằng rau diếp cá

Thân cây nhội có thể có đường kính đến 1m

3. Chữa phong thấp:

Dùng 12g vỏ cây nhội đã sao vàng cùng liều lượng tương tự với thổ phục linh. Tiếp đến cho 3 chén nước vào nồi khi sôi cho vỏ nhội và thổ phục linh vào sắc đến còn 1 chén thì chia 2-3 lần uống trong ngày. Kiên trì uống khoảng 10-15 ngày để thấy kết quả.

4. Chữa viêm gan do virus:

Dùng 20 g lá nhội cùng liều lượng tương tự với vị thuốc diệp hạ châu, 16g cam thảo và 12g rau má. Sau đó sắc các vị thuốc này với 3 chén nước thành một chén rồi chia đều thành 3 lần uống theo từng buổi trong ngày. Các bạn cần dùng đến 2 tuần để thấy được kết quả tốt.

5. Chữa một số bệnh ngoài da:

Một số bệnh như dị ứng ngoài da do các loại thuốc bôi hay hoá chất, tiếp xúc với chất bẩn hay nổi các mẩn ngứa, mụn nhọt đều có thể dùng: 50g lá cây nhội, 25g nghể răm. Rồi cho các nguyên liệu này vào 300ml nước để nấu. Khi nước sôi đem pha với nước âm ấm và tắm nhớ dùng lá chà xát khắp người để giảm cơn ngứa.

─────

Video giới thiệu về cây nhội:

─────

Nhội là loại cây hơi xa lạ ở vùng đồng bằng nhưng rất gần gũi với người dân miền núi, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Loại cây này thường mọc trên những hàng cây ven đường, cạnh bờ sông, bờ suối, chân núi nơi ngập nước. Nhờ sức sống mãnh liệt, dễ thích nghi loại cây này có thể có tuổi thọ đến hàng trăm năm, kích thước cây to lớn nhưng không có giá trị để làm đồ gỗ, mà chủ yếu tạo bóng mát, môi trường sinh thái và được dùng để làm thuốc. 

Nếu bạn biết thêm về công dụng nào khác của cây nhội, hãy để lại ý kiến của mình vào phần bình luận phía dưới và đừng quên chia sẻ bài viết này cho nhiều người cùng biết bạn nhé. Cảm ơn bạn!

 

Ý kiến bạn đọc