Rau răm trị rắn độc cắn, chữa ghẻ ngứa rất hay

25/04/2020, 08:20 AM
  • Chia sẻ
  • zalo

Là cây điển hình trong họ Polygonaceae, rau răm có tên khoa học là Polygonum odoratum Lour, được biết đến với nhiều tên khác như thủy liễu, lảo liêu, người Tày gọi là Phiắc phèo, còn đồng bào Dao gọi Lạ liu. Cây được dùng làm gia vị trong nhiều các món ăn, cũng là cây thuốc hay trị rắn độc cắn, bệnh ghẻ ngứa, tiêu hóa kém, say nắng...

─────

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY RAU RĂM

Rau răm có đặc điểm rất dễ nhận dạng, thân thảo, mọc trườn, các mấu có rễ mọc ra. Vì thế mà cây rất dễ trồng, chỉ cần giâm cành già xuống nơi ẩm ướt là có thể phát triển thành cây mới, chiều cao cây từ 30 - 35 cm, phần bò dưới đất có thể dài đến 1m. Lá hình nhọn mũi giáo, mọc so le, cuống lá rất ngắn, bẹ chìa ngắn ôm lấy thân. Hoa họp thành bông dài, hẹp, mảnh, đơn độc hay xếp từng đôi hoặc thành chùm ít phân nhánh. Cây rau răm cũng có quả, quả nhỏ, có 3 cạnh, nhọn hai đầu, nhẵn và bóng.

Cây rau răm

─────

CÂY RAU RĂM CHỮA BỆNH GÌ?

Người ta phát hiện ra trong rau răm có một tinh dầu màu vàng rơm nhạt, mùi thơm mát dễ chịu. Đông y đánh giá, rau răm có vị cay nồng mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán hàn, tiêu thực, sát trùng. Thường được dùng tươi, uống trong hoặc giã đắp ngoài, dưới đây là những bài thuốc điển hình từ cây rau gia vị quen thuộc này: 

1. Rau răm chữa rắn độc cắn:

Cũng như cây nghể răm, rau răm cũng được dùng để xử lý khi bị rắn độc cắn. Sau khi garo vết thương lấy 1 nắm rau răm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống, còn bã đắp lên vết thương rồi băng lại.

2. Chữa ghẻ lở, sâu quảng:

Thủy liễu toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi vào vết ghẻ ngứa, sâu quảng hoặc giã nát đắp rồi băng lại.

Công dụng của cây rau răm

3. Chữa tiêu hóa kém, ăn không ngon:

Người bị tiêu hóa kém, ăn uống không ngon có thể dùng cách này để cải thiện thêm: Hái rau răm về ăn kèm như 1 loại rau gia vị, hoặc dùng cả cây 10-20g sắc uống sau bữa ăn.

4. Chữa say nắng, háo nước vào mùa hè 

Lấy 1 nắm chừng 20g dạng tươi, rửa sạch, giã vắt nước cốt đun sôi uống.

Có kinh nghiệm chỉ rằng, ai bị say nắng thể nửa tỉnh nửa mê thì dùng 30g rau răm, 16g rễ Ðinh lăng (lá nhỏ), 20g sâm bố chính (tẩm nước gừng), tất cả đem sao vàng. Sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

5. Đau tim đột ngột không chịu nổi; 

Lấy 50g rễ thủy liễu sắc nước rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.

6. Trẻ nhỏ bị rôm sảy:

Dùng để cho vào làm gia vị nấu canh cá diếc (Bạn hãy theo dõi video dưới đây).

6. Chữa vết thương bầm tím, tê bại:

Thủy liễu tươi giã nát trộn với long não (có thể dùng dầu Long não hay cồn Long não) xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.

─────

VIDEO GIỚI THIỆU VỀ CÂY RAU RĂM

─────

THAM KHẢO THÊM VỀ RAU RĂM

Rau răm là gia vị quen thuộc của người Đông Nam Á, người Việt Nam chúng ta rất thích ăn trứng vịt lộn với nước gừng và rau răm. Có nơi chế biến món thịt vịt luộc băm miếng rim với hành và rau răm cũng rất ngon. Canh cá cũng nên có chút rau răm, thì là mới đúng vị...

Tuy rau răm là vị thuốc và không có độc, nhưng dùng nhiều chắc chắn sẽ không tốt cho vấn đề sinh lý, Đông y còn chỉ ra rằng lạm dụng rau răm còn làm phá huyết, chân huyết khó đi. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai muốn cho thai kỳ khỏe mạnh hãy hạn chế dùng rau răm.

─────

Trên đây là những bài thuốc hay cũng như những lưu ý khi sử dụng cây rau răm làm thuốc và làm gia vị ăn hàng ngày. Bạn có biết thêm những công dụng khác, hãy cho chúng tôi biết vào phần bình luận phía dưới. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết bạn nhé. Cảm ơn bạn rất nhiều!

Tag: Rau ram, tac dung cua rau ram, rau ram chua benh gi, video cay rau ram

 

Ý kiến bạn đọc