Rau sam thần dược mọc hoang

24/03/2020, 21:20 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Cây rau sam mọc hoang nhiều ở nước ta, cây này còn có tên khác là mã xỉ hiện, được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian mang lại hiệu quả rất cao.

─────

A. TÊN GỌI

- Tên thường gọi: Rau sam 

- Tên khác: Mã xỉ hiện (Mã là ngựa, xỉ là răng, hiện là 1 loại rau)

- Tên khoa học: Portulaca oleracea L.

- Tên Tiếng Trung: 馬齒莧

Họ khoa học: Thuộc họ rau sam Portulacaceae.

tác dụng của cây rau sam

Cây rau sam mọc hoang ở nơi ẩm ướt

─────

B. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CÂY RAU SAM

Rau sam có đặc điểm tự nhiên không giống bất kỳ 1 loài rau, cỏ nào khác, thân rau sam bóng, mẫm, màu tím đỏ hoặc màu xanh. Là cây sống lâu năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa hè, chiều cao cây từ 10 - 25cm. Lá hình bầu dục dài (như hình răng ngựa), phía đáy lá hơi thót lại, không cuống, phiến lá dày, mặt bóng, dài 2cm, rộng 8-14mm. Những lá phía trên họp thành một thứ tổng bao quanh các hoa, hoa mọc ở đầu cành, màu vàng, không có cuống. Quả nang hình cầu, mở bằng 1 nắp. Trong có chứa nhiều hạt màu đen bóng.

Rau sam thường mọc hoang ở những khu đất bãi trống, nơi trồng hoa màu đất màu mỡ, ẩm ướt.

─────

C. THU HÁI, CHẾ BIẾN

- Mùa hè, thu đi hái rau sam (bỏ rễ) từ nơi hoang giã. Đem về rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô để dùng dần.

- Khi thu hái chú ý chọn cây thân đỏ, to, tránh lẫn với các loại cỏ dại mọc cạnh.

─────

D. TÍNH VỊ VÀ CÔNG DỤNG RAU SAM

Rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, quy vào 3 kinh: Tâm, Can, Tỳ.

Công dụng: Chữa Lỵ trực trùng, kiết lỵ ra máu, ho ra máu, ngộ độc thuốc, đái buốt, đái ra máu, trĩ xuất huyết, viêm dạ dày và ruột cấp tính, viêm bàng quang, viêm vú... giun kim, giun đũa, sỏi niệu, bạch đới (cả cây sắc uống), mụn nhọt (lá giã đắp), mụn trứng cá, làm đẹp da...

─────

E. NHỮNG BÀI THUỐC DÙNG RAU SAM

Rau sam được coi là thần dược mọc hoang bởi công dụng tuyệt vời với rất nhiều loại bệnh. Dưới đây là những bài thuốc dùng đến vị thuốc mã xỉ hiện.

1. Kiết lỵ ra máu:

Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.

2. Lỵ cấp và mạn:

Rau sam 1kg nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện).

3. Trẻ em đi lỵ:

Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.

4. Phụ nữ bị bạch đới:

30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống. Sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người.

Cây rau sam

5. Hậu sản tiểu tiện không thông:

Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.

6. Hậu sản ra huyết:

Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày.

7. Ngứa âm đạo:

Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.

8. Lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn:

Nước rau sam sống giã uống.

9. Ngộ độc thuốc:

Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.

10. Tẩy giun móc:

Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.

11. Môi, miệng lở loét:

Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.

12. Mụn nhọt lâu ngày không khỏi:

Rau sam tươi giã đắp lên.

13. Côn trùng, rắn rết cắn:

Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt…). Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

14. Đau răng:

Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.

15. Trị bỏng:

Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên.

16. Nấm tóc, nấm chân, chốc đầu:

Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên.

17. Bệnh Trĩ:

Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng khỏi.

18. Ho gà (ho bách nhật):

Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe.

19. Ho ra máu:

Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao.

20. Chữa áp se phổi (Xem video dưới đây):

21. Hỗ trợ điều trị một số loại Ung thư : 

- Ung thư thực quản:

Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày.

- Ung thư đại tràng:

Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Ung thư trực tràng:

Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

22. Phòng cảm nắng, say nắng

Cách chế biến: 

+ Rau sam sau khi hái về rửa sạch.

+ Dùng rau sam để ăn sam thay rau sống hoặc luộc, nấu canh hàng ngày. 

23. Làm lành vết thương 

Lá tươi của cây Portulaca oleracea đắp vào vết thương giúp đẩy nhanh tiến trình kéo da non trên vết thương (theo nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan). 

Cách chế biến: 

+ Rửa sạch lá rau sam sau đó giã nhỏ đắp vào vết thương.

+ Đắp lá rau sam trong 7 ngày (lưu ý, mỗi ngày thay lá một lần).   

Rau sam làm lành vết thương, chống lão hóa

24. Diệt khuẩn 

Chất P. Oleracea có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt) và tiêu diệt một số nấm gây bệnh. 

Cách chế biến: 

+ Rửa sạch rau sam (cho vào ít muối) giã lấy nước uống hàng ngày.

+ Sào rau sam với thịt hoặc nấu canh rau sam… 

25. Diệt giun móc

Các loại thuốc nước hoặc thuốc viên (bào chế từ chiết xuất P. Oleracea) có tác dụng trừ giun móc. 

Ngoài ra có thể dùng rau sam bằng cách đun lấy nước, xay hoặc giã nhỏ lấy nước cốt uống (lưu ý: cho một chút muối vào nước cốt rau sam). 

26. Chống lão hóa

Các chất dinh dưỡng, acid béo không no và chất chống oxy hóa có tác dụng chống lão hóa trên cơ thể con người (kết quả nghiên cứu cỉa Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền - Dinh dưỡng Sức khỏe Washington). 

Cách chế biến: 

+ Sử dụng rau sam để luộc chấm nước mắm, sào thịt hoặc nấu canh. 

+ Nên ăn nhiều vào rau sam vào mùa nóng (tháng 5,6,7). 

27. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Rau sam được sử dụng chữa bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu.

Cách chế biến:

+ Đun sôi rau sam (khoảng 25g trong 4 lít nước) trong 30 phút. 

+ Gạn lấy nước, uống thay nước trà.

+ Sử dụng trong 30 ngày sau đó ngừng một tuần lại uống tiếp. 

28. Hỗ trợ điều trị bệnh Gút:

Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (Acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh Goute).

Cách chế biến:

+ Đun sôi rau sam (khoảng 20 phút).

+ Dùng uống thay nước lọc.

+ Sử dụng liên tục trong 1 tháng, kết hợp dùng thuốc điều trị goute.  

29. Phòng ngừa bệnh tim mạch

+ Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, giúp điều hòa cholesterol trong máu, làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định. 

Cách chế biến:

+ Sử dụng nước rau sam (đã đun sôi) để uống trong vòng 1 tuần.

+ Nấu canh rau sam, xào rau sam với thịt nạc ăn với cơm cũng rất tốt (canh rau sam có vị chua, mát rất bổ dưỡng).  

30. Chữa bệnh sùi mào gà: (Xem video dưới đây)

31. Rau sam làm đẹp da, chữa mụn trứng cá

Những lưu ý khi sử dụng rau sam:

+ Phụ nữ mang thai không dùng. Do Chiết xuất P. Oleracea có trong rau sam có tác dụng kích thích sự co thắt cơ tử cung. 

+ Không nấu, đun rau sam quá kỹ.

+ Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ.

+ Cẩn trọng khi dùng rau sam cho người có tiền sử về sạn thận… 

─────

Trên đây là đặc điểm nhận biết và 31 bài thuốc tuyệt vời từ cây rau sam. Nếu thấy hay, bạn hãy chia sẻ bài viết này cho mọi người cùng biết nhé. Cảm ơn bạn!

Ý kiến bạn đọc