Chỉ cần đến gần cây Sơn có thể gây dị ứng, lở ngứa, bỏng rát, nhưng ít người biết rằng đây là cây thuốc quý có nhiều tác dụng tuyệt vời, nó có thể trị được những chứng bệnh mà Tây y cũng phải "bó tay".
Hãy cùng tìm hiểu về cây thuốc độc đáo này nhé.
────────
- Tên thường gọi: Sơn, Sơn lắc, Sơn Phú thọ, người Tày Lạng Sơn gọi là cây Rặc.
- Tên khoa học: Rhus succedanea L., (Toxicodendron succedanea (L.) Mold.).
- Thuộc họ Đào lộn hột - Anacardiaceae.
────────
Sơn là loại cây nhỡ, thân gỗ, cao chừng 10m, mọc trong rừng, mọc rải rác khắp nơi ở các tỉnh miền núi nước ta. Trên thế giới loài cây này có chủ yếu ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độc, Nhật Bản, Malayxia... Cây sơn có vỏ thân màu nâu, đốm đỏ nhỏ. Dạng lá kép tựa như lá cây sấu, mang 7-15 lá chét không lông, hình bầu dục thon, dài 6-12cm, rộng 2-3,5cm, gốc không cân, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Chuỳ hoa ngắn hơn lá; cánh hoa 5, dài bằng 2-3 lần đài, nhị 5, có chỉ nhị dài bằng cánh. Quả hạch cứng, dẹp dẹp, màu vàng nhạt, đường kính 6-8mm. Mùa ra hoa 3-4, quả tháng 5-10.
Chú ý: Cây Sơn trong bài viết này là loại Sơn lá nhỏ, còn 1 vài loại lá to cũng gây mẩn ngứa khi tiếp xúc gần, có thấy xuất hiện ở các tỉnh miền núi nước ta, nhưng trong phạm vi bài viết này tác giả xin phép chưa đề cập.
────────
Thường dùng nhất lá vỏ, còn rễ, quả và lá có dùng nhưng ít hơn.
Trong nhựa cây Sơn có chứa acid palmitic, acid oleic, glycerid, rhoifolin, firetin, fustin; ngoài ra còn có Laccol tương đồng với urushiol. Lá chứa tanin và một glocusid apigenin.
Quả cây sơn
────────
Cây sơn tuy có độc nhưng cũng là một cây thuốc hay mà cả bên ngoài hoặc dùng trong đều được. YHCT đánh giá sơn có vị đắng, chát, tính bình, có ít độc; có tác dụng bình suyễn, giải độc, tán ứ tiêu thũng, chỉ thống, chỉ huyết. Dịch lá và nhựa của nó có thể gây dị ứng, mẩn ngứa làm rộp da, da mặt đỏ bừng, sưng húp dẫn đến lở loét. Sơn khô có vị cay, hơi mặn, tính ấm; có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu tích báng, thông kinh nguyệt, trừ giun đũa.
Kinh nghiệm các nước như sau:
- Tại Trung Quốc: trị hen khan (háo suyễn), cảm, viêm gan mạn tính, đau dạ dày, đòn ngã tổn thương, và dùng ngoài trị gãy xương, các vết thương chảy máu.
- Ấn Độ: Quả trị lao phổi.
Sơn khô hay còn gọi là Can tất được dùng làm thuốc chữa phụ nữ kinh bế đau bụng, chữa kinh bế, có báng máu đau nhức và trị đau bụng giun. Liều dùng 1-4g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Cành lá ngọn cây sơn
────────
Dưới đây là nhứng bài thuốc dùng đến cây sơn, chú ý xin ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
Đây là công dụng không thể không nhắc tới của cây thuốc này. Người ta dùng vỏ sơn kết hợp với các vị thuốc khác để nấu nước tắm, gội (không được uống) để chữa chứng bệnh vẩy nến.
Bạn nào đang bị chứng bệnh vẩy nến, hãy liên hệ qua số điện thoại 0946.875.000 - 0981.066.939 (Mr Quân) để được hướng dẫn các dùng thuốc trị dứt điểm căn bệnh vẩy nến.
Vỏ cây sơn là vị thuốc chữa vẩy nến rất hay
Sơn khô (Can tất) đốt ra tro, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với rượu (Nam dược thần hiệu).
Sơn khô đốt cháy, tán nhỏ làm viên bằng hạt đậu xanh, uống mỗi lần 10 viên, ngày uống 3 lần (Nam dược thần hiệu).
Sơn khô, Nghệ vàng, Nghệ đen, Hương phụ (chế với giấm) liều lượng bằng nhau, tán nhỏ làm viên hoàn bằng hạt đậu, uống mỗi lần 50 viên với rượu (Nam dược thần hiệu).
Sơn ăn tùy mặt, tức không phải ai cũng bị sơn ăn, nhưng đối với người "hợp" chỉ cần đứng gần 10-20m là có thể bị dị ứng, mẩn ngứa hàng tuần không hết.
- Để phòng sưng lở, người ta thường đốt 1 mảnh giấy Sơn tán nhỏ hoà với nước uống.
- Khi bị Sơn ăn sưng ngứa thì dùng lá Rau dền, lá Khế hay quả Khế giã nhỏ xát và đắp, hoặc nấu lá cây Ghẻ - Glochidion eriocarpum xông và rửa. Người ta thường dùng vỏ Núc nác nấu thành cao dùng uống trong và bôi ở ngoài.
- Cũng có kinh nghiệm dùng nước làm lông gà để tắm (rất nhiều người chia sẻ): Khi chuẩn bị cắt tiết, sửa sạch lông gà, khi nhúng gà vào nước sôi thì lấy nước đó pha pha thêm ít muối và nước sạch, để ấm rồi tắm.
Thao khảo video tại đây
────────