Tơ hồng xanh cây thuốc tốt cho sức khỏe Nam giới

13/04/2020, 21:24 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Chắc hẳn bạn đã biết đến dây tơ hồng vàng, còn dây tơ hồng xanh thì không phải ai cũng may mắn được bắt gặp trong tự nhiên. Cây có nhiều ở vùng đồi cao các tỉnh miền núi nước ta, có tác dụng tốt cho sức khỏe sinh lý của Nam giới.

A. TÊN GỌI

- Tên thường gọi: Tơ hồng xanh

- Tên khác: Tơ xanh, Dây tơ hồng xanh

- Tên khoa học: Cassytha filiformis L.

- Họ khoa học: Thuộc họ Long não - Lauraceae.

 

Dây tơ hồng xanh

─────

B. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Khác với tơ hồng vàng, tơ hồng xanh phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi nước ta như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, các tỉnh miền núi Trung và Nam bộ. Dạng dây leo, sống bám ký sinh trên các bụi cây, thân màu lục sẫm, có thân tréo nhau đan thành từ bó to trên cây, thường thấy nhiều ở trên cây Sim. Lá dây tơ xanh gần như không nhìn thấy vì đã tiêu giảm thành vảy.

Hoa nhỏ, trắng, không cuống, xếp thành bông dài 1,5-5cm. Quả hạch hình cầu, bao trong ống hoa cùng lớn lên và hoá nạc, tựa như một quả mọng.

─────

C. BỘ PHẬN DÙNG

Toàn dây tơ hồng xanh (Herba Cassythae) đều có thể dùng làm thuốc. 

Người ta thu hái quanh năm, nhiều nhất vào mùa hè - thu. Lấy từ trên các cây vật chủ, nhiều nhất là cây Sim, loại bỏ tạp chất, sửa sạch, cắt ngắn, phơi âm can (trong bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp), khi khô bó lại để dùng dần.

─────

D. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Cây chứa cassyfiline, cassythine, cassythidine. Còn có một chất nhầy dính có laurotetainin với lượng nhỏ không gây độc, và galactitol.

─────

E. TÍNH VỊ, CÔNG DỤNG TƠ HỒNG XANH

Y học cổ truyền đánh giá tơ hồng xanh có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, hơi có độc; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi tiểu hoạt huyết chỉ huyết. Được dùng trong các bài thuốc thận yếu, thận hư, trẻ em suy dinh dưỡng, kiết lỵ  và một số chứng bệnh ngoài da.

Không dùng tơ hồng xanh cho phụ nữ có thai.

Tơ hồng xanh thường sống ký sinh trên cây Sim

Tơ hồng xanh thường sống ký sinh trên cây Sim

─────

F. NHỮNG BÀI THUỐC DÙNG TƠ HỒNG XANH

Tơ hồng xanh được dùng trong nhiều các bài thuốc, tiêu biểu phải kể đến là các bài chữa về thận yếu, thận hư, di - mộng tinh ở Nam giới.

1. Chữa viêm thận mạn tính:

Tơ hồng xanh, Cỏ bờm ngựa, Cỏ ban (Hypericum iaponicum Thunb), mỗi vị 30g. Sắc nước uống.

2. Chữa viêm thận, sỏi bàng quang:

Kết hợp tơ hồng xanh 30-60g và mộc thông 20g. Sắc nước uống.

3. Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu lẫn máu:

Tơ hồng xanh 15-30g, sắc với nước, thêm đường đen vào uống trong ngày.

4. Chữa thận hư mắt mờ, chân tay yếu, liệt dương:

Tơ xanh 10-20g sắc uống hằng ngày, có thể phối hợp với Cà gai leo, Ngũ gia bì, Dây gắm, Dây đau xương.

5. Chữa mộng tinh, di tinh, xuất tinh sớm:

Món này làm đơn giản mà có công hiệu rất tốt: Tơ hồng xanh 60g, xương sống lợn đực 150g, thêm 100ml rượu ngon vào ninh chín ăn.

 

Dây tơ hồng xanh thành từng bụi

 

Ngoài ra, tơ hồng xanh còn được dùng trong các bài thuốc cho trẻ nhỏ (Lưu ý: Cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng):

1. Chữa trẻ suy dinh dưỡng, lòng bàn chân bàn tay nóng, tinh thần uể oải:

Tơ hồng xanh 60g, đổ ngập nước sắc lấy còn nửa bát, chia thành 2 phần uống trong ngày.

2. Chữa trẻ nhỏ hoàng đản:

Nấu canh đậu phụ với 15 - 30g Tơ hồng xanh cho trẻ ăn với cơm hàng ngày.

3. Chữa mũi hay chảy máu cam (tập quán tính tỵ xuất huyết):

Tơ hồng xanh 15-30g, thịt lợn nạc 50g, thêm nước và rượu (mỗi thứ một nửa) hầm lên ăn.

4. Chữa kiết lỵ:

Tơ hồng xanh 30g, sắc nước uống.

5. Chữa âm nang sưng to:

Tơ hồng xanh 20-30g, trứng vịt vỏ xanh, luộc chín, bóc trứng ăn và uống nước thuốc.

6. Bị ghẻ, chàm, mụn nhọt lở loét:

Dùng tơ hồng xanh nấu nước rửa.

7. Chữa bỏng lửa:

Tơ hồng xanh nghiền thành bột mịn, trộn với dầu vừng bôi vào chỗ bị bỏng.

─────

Trên đây là đặc điểm nhận biết dây tơ hồng xanh cùng với các bài thuốc hiệu nghiệm trong dân gian, tiêu biểu nhất phải kể đến là những bài thuốc trị thận yếu, thân hư, di - mộng tinh ở Nam giới.

Nếu bạn còn băn khoăn chưa nhận dạng chính xác được cây thuốc này trong tự nhiên, vui lòng theo dõi video dưới đây của chúng tôi, và đừng quên chia sẻ bài viết để nhiều người cùng biết đến cây thuốc quý giá này bạn nhé!

 

 

Ý kiến bạn đọc