Cà gai leo, cây thuốc quý bảo vệ gan toàn diện

18/11/2019, 20:36 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Cà gai leo là được biết đến nhờ công dụng bảo vệ gan hiệu quả và không để lại tác dụng phụ. Nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước và quốc tế đều công nhận tác dụng đối với sức khỏe con người của cà gai leo.

─────

A. TÊN GỌI

- Tên khoa học: Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour. Cây thuộc họ Cà (Solanaceae).

- Tên thường gọi: Cà gai leo

- Tên gọi khác: Cà vạnh, cà quánh, cà vườm, cà quýnh.

─────

B. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Trong tự nhiên không quá khó để phân biệt cà gai leo (CGL) với những loại cây khác, chỉ cần lưu ý một vài đặc điểm sau đây chúng ta có thể nhận biết được cây cà gai leo:

Cây có thân leo dài 2 - 5 m, cành vươn rộng, có dây nhỏ nhiều gai thường mọc xen vào các cây bụi khác, phiến là dài 3,5 - 4 cm, rộng 2,5 - 3 cm, gai cũng xuất hiện trên lá, khi lật mặt dưới của lá lên thấy có phủ một ít lông màu trắng nhạt. Hoa trắng hoặc hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm (dựa và màu sắc của hoa người ta chia ra làm 2 loại, loại hoa trắng và loại hoa tím). Quả mọng màu xanh, hình cầu đường kính 6 – 8 mm, rất nhiều hạt bên trong, khi chín quả chuyển sang màu đỏ. Hoa tháng 4 – 5, quả tháng 7 – 9.

Vòng đời của cây có thể lên tới 7 - 10 năm. 

 

Cây cà gai leo chữa bệnh gan

Thân và lá cây cà gai leo có rất nhiều gai sắc nhọn

─────

C. THU HOẠCH CÀ GAI LEO

- Theo phương pháp đại trà: 3 - 4 tháng thu hoạch 1 lần, một năm thu 3 – 4 lần, khi thu cắt cách gốc 10 cm, lấy toàn bộ thân. Phương pháp này cho dược tính không cao.

- Theo phương pháp YHCT: 8 - 10 tháng thu hoạch 1 lần. Phương pháp này giúp cây có dược tính cao hơn.

─────

D. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÀ GAI LEO

- Phân tích thành phần Cà gai leo nhận thấy: Rễ chứa alcaloid, tinh bột, flavonoid; dây và lá chứa alcaloid. Đây là những thành phần quan trọng có tác dụng giúp tái tạo tế bào gan, bảo vệ chức năng gan.

- Cà gai leo là vị thuốc lành tính, không gây tác dụng phụ và không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của nam giới và nữ giới. Đây là đặc điểm mà không sản phẩm thuốc tân dược nào có được.

- Thân, lá, quả và rễ đều dùng được. Cây được trồng và thu hái quanh năm, thái nhỏ rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi sắc nước có màu nâu sẫm, vị thơm ngon, rất dễ uống, có thể dùng Cà gai leo thường xuyên thay cho trà hàng ngày.

Cà gai leo khô

Cà gai leo khô

─────

E. CÔNG DỤNG CỦA CÀ GAI LEO

Dân gian lưu truyền nhiều phương thức trị bệnh bằng Cà gai leo như: Trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, viêm lợi, viêm quanh răng, đau răng, mẩn ngứa, mụn nhọt, bệnh vàng da… 

Ngày nay, khoa học đã chứng minh cà gai leo có khả năng tái tạo tế bào gan, giúp hạ men gan, hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Vị thuốc này được đánh giá là một vị thuốc bảo vệ gan toàn diện, đồng thời không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, không có tác dụng phụ.

─────

F. AI NÊN DÙNG CÀ GAI LEO?

 Người men gan tăng cao do thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích.

 Bệnh nhân viêm gan mãn tính, viêm gan A, B.

 Bệnh nhân xơ gan, ung thư gan mới phát hiện.

 Người đang điều trị bằng thuốc tây làm gan bị tổn hại.

 Người thường xuyên dùng rượu bia.

 Người bị nóng trong, gan nóng, máu nóng, mụn nhọt, nổi ban.

 Người khỏe mạnh dùng để bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan và phòng bệnh gan.

Rễ cây cà gai leo

Bộ phận rễ cà gai

G. NHỮNG BÀI THUỐC TỪ CÀ GAI LEO

Cà gai leo được đánh giá là vị thuốc bảo vệ gan toàn diện, không tác dụng phụ. 

1. Bài thuốc chữa bệnh gan:

- Cà gai leo (thân, rễ, lá)………..30 g,

- Cây dừa cạn………………………10 g,

- Chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu)….10 g.

Tất cả sao vàng, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

2.  Làm thuốc giải rượu:

Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Lấy 100 g cà gai leo khô sắc với 400 ml nước còn 150 ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Hoặc 50 g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo có tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng giải rượu.

3.  Bài thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi: 

- Cà gai leo…………10 g,

- Dây gắm…………….10 g,

- Thổ phục linh………10 g,

- Kê huyết đằng……..10 g,

- Lá lốt……………….10g.

Tất cả các vị thuốc trên đem sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.

4. Hỗ trợ chữa trị phong thấp:  

- Thành phần: Rễ gắm, rễ cà gai leo, rễ tầm xuân, vỏ chân chim, dây đau xương, rễ cỏ xước. Mỗi vị 20g.

- Cho 500 ml, sắc còn 200 ml, ngày 2 lần. Dùng liên tục trong 15 ngày.

5. Dùng cà gai leo mỗi ngày: 

15 - 30 g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1,5 lít nước, còn 300 ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, giải độc gan, giúp tái tạo tế bào gan. Khi sắc uống cà gai leo có hương thơm đặc trưng, mát dịu, sử dụng khi say rượu bia là tác dụng nhanh và mạnh nhất, dù có say đến đâu, được uống 1 bát cà gai leo thì sẽ hết ngay hiện tượng đau đầu, buồn nôn, giúp bạn mau tỉnh táo.

Ý kiến bạn đọc