Vị thuốc từ cây chân chim có mùi thơm, vị đắng, sáp, tính bình, tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, trừ thấp, giảm đau, nối xương, dùng trong các bài thuốc chữa đau nhức gân xương, tê bại, nối xương...
─────
- Tên thường gọi: Chân chim
- Tên khác: Áp cước mộc, lá đắng, ngũ gia bì chân chim, cây chân chim, mạy tảng (Tày), co tan (Thái), tạng tó, xi tờ rốt (K’ho), loong veng vuông (Ba Na).
- Tên khoa học: Schefflera octophylla
- Họ khoa học: Thuộc họ ngũ gia bì - Araliaceae.
Lưu ý: Tránh nhầm lẫn với cây ngũ gia bì chân chim (thực chất là cây ngũ gia bì) thường được trồng làm cảnh.
─────
Cây chân chim là cây gỗ, chiều cao từ 3 - 10m, mọc hoang ở trong rừng, phân bố rộng khắp ở các khu rừng trải dài từ Bắc tới Nam. Lá kép hình chân vịt, thường có 6-8 lá chét xung quanh, mọc so le, cuống lá dài 10-25cm, có bẹ, cuống lá chét ngắn 1,5-2,5cm. Vỏ thân và lá có mùi thơm. Cụm hoa chùm tụ tán, mọc ở kẽ lá hay đầu cành; hoa nhỏ, màu trắng. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen có 6-8 hạt bên trong. Hoa nở vào mùa thu đông.
Cây chân chim (cây lá đắng)
─────
Lá, vỏ thân và rễ.
- Lá dùng tươi hoặc phơi khô, có nơi hái lá về nấu canh, canh lá cây chân chim ăn thơm mát, tốt cho tiêu hóa, lợi gan mật, giải nhiệt.
- Vỏ thân và rễ dùng làm ẩm dược liệu rồi ủ cho đến khi có mùi thơm (khoảng 7 ngày) cắt thành miếng nhỏ, để sống hoặc tẩm rượu hay nước gừng sao qua.
─────
Đông y đánh giá vị thuốc từ cây chân chim có mùi thơm, vị đắng, sáp, tính bình, tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, trừ thấp, giảm đau, nối xương, dùng trong các bài thuốc chữa đau nhức gân xương, tê bại, nối xương, sốt do cảm cúm, họng sưng đau, chấn thương huyết ứ, có nơi thì dùng làm thuốc bổ, chống viêm, lợi tiểu, tăng trí nhớ, đàn ông đương sự kém, đàn bà viêm nhiễm âm hộ...
Ngày dùng 10- 20g vỏ thân hoặc 6- 12g vỏ rễ dưới dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.
─────
Lá cây chân chim (áp cước mộc), bưởi bung, dây gắm, chạ ôi mỗi thứ 1 nắm (chạ ôi nghiền nát ủ cho lên men), tất cả nghiền nhỏ, xào nóng, cho thêm 1 chén nước tiểu của trẻ con, để ấm đắp lên nơi bị đau. Ngày làm 1 lần.
- Vỏ hoặc lá chân chim, lá dâu tằm mỗi loại 30g, lá mía tía, củ nghệ đen mỗi loại 20g.
- Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp, xào nóng, đắp băng và cố định bằng nẹp tre, chữa gãy xương.
- Vỏ cây chân chim.....2kg,
- Vỏ cây gạo...............1kg,
- Dây đau xương........1kg,
- Thân cây bọt ếch (Callicarpa candicans (Burm. f.) Hochr).....1kg.
Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, lấy 200ml cao lỏng. Hòa 200ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-25ml.
Vỏ cây chân chim, hạt cau, lõi cây thông, hạt tía tô, hương phụ, ké đầu ngựa, chỉ xác, mỗi vị 8-16g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống 2 lần trong ngày.
Lá chân chim 1.920g, Táo ba chi (lá) 640g, Tán bột. Dùng nước gạo đun sôi, trộn thuốc bột, làm viên 4g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Hoặc dùng để đắp bên ngoài (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
Lá chân chim tươi, giã nát, lấy nước thấm vào vải đắp (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
Cao vỏ chân chim 0,05g, cao ban long 0,02g, mật ong 0,02g, photphat canxi 0,07g cho 1 viên. Ngày uống 2-3 lần. Người lớn mỗi lần 3-4 viên, trẻ em tùy theo tuổi 2-3 viên.
Cao vỏ chân chim 0,05g, cao kim anh 0,05g, oxalat sắt 0,05g, sunfat đồng 0,005g, sunfat magiê 0,002g, có trong 1 viên. Ngày uống 2 lần mỗi lần 2-3 viên.
Bột mịn vỏ chân chim 0,035g, cao vỏ chân chim 0,005g, cao đặc hy thiêm 0,03g, bột mịn mã tiền chế 0,013g cho 1 viên. Liều tối đa an toàn là 30 viên/ lần, 80 viên/ ngày.
─────
Trên đây là đặc điểm tự nhiên và những kinh nghiệm vị thuốc áp cước mộc hay còn gọi là cây chân chim, lá đắng. Bạn đã bắt gặp cây chân chim này chưa, hay bạn biết thêm một số kinh nghiệm hay trong dân gian sử dụng cây thuốc này cho hiệu quả tốt, chúng tôi rất hy vọng bạn để lại ý kiến của mình vào phần bình luận phía dưới bài viết. Cảm ơn bạn!