Xuyến chi có tên khoa học là Bidens pilosa L, có thời gian tổ chức lương thực thế giới khuyến cáo người dân Châu Phi nên dùng cây này để chống đói. Ở Việt Nam, ít người biết ăn cây xuyến chi, chỉ coi là cây dại mọc ven đường, có chăng thì một số ít người biết dùng chữa mẩn ngứa, tiểu tiện khó khăn, côn trùng cắn....
─────
- Tên thường gọi: Xuyến chi
- Tên khác: Đơn kim, Cúc áo, Song nha lông, Quỷ trâm thảo, Manh tràng thảo, Tử tô hoang.
- Tên Trung Quốc: 鬼针草
- Họ: Thuộc họ Cúc Asteraceae.
- Tên khoa học: Bidens pilosa L.
Chú ý: Tránh nhầm lẫn với cây cúc áo (Spilanthes acmella L. Murr) chữa đau nhức răng.
Cây xuyến chi (đơn kim)
─────
Tên gọi xuyến chi chỉ đến một loài cỏ mọc hoang thấp ở ven đường, nhưng có vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng bởi những bông hoa cánh trắng ở đầu cành. Quan sát kỹ nhận thấy cả thân và cành đều có những rãnh dọc. Lá mọc đối, cuống dài, phiến lá kép gồm 3 lá chét. Lá chét hình mác, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô. Quả bế hình thoi, 3 cạnh không đều, dài 1cm, trên có rãnh chạy dọc.
─────
Các nghiên cứu cho thấy trong đơn kim có chữa nhiều thành phần:
- Toàn cây: glucopyranosyl- hydroxy, tetradecen, triyn.
- Rễ cây: 1-phenylhepta-1,3- diyn-5 –en-7-ol acetat.
- Ngoài ra, còn có phenyl – hepta-1, phenylpropanoid, phytosterol.
- Triterpen: Phần trên mặt đất: friedelin, friedelan-3-ol.
- Tinh dầu: Lá chứa tinh dầu gồm germacren D, limonen, camphor, T.muuronol
- Phần trên mặt đất: acid linoleic, acid cafeic. Ngoài ra còn có phytyl heptanoat.
Hoa cây xuyến chi
─────
Đông y đánh giá, xuyến chi có vị đắng, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ. Thường được dùng độc vị để chữa ghẻ ngứa, đau nhức, chấn thương, côn trùng cắn, hoặc kết hợp để chữa bí tiểu... Dưới đây là các bài thuốc tham khảo (Chú ý: Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng).
Lá cà dại hoa trắng, cành lá của cây xuyến chi. Sắc nước uống trong ngày, dùng từ 3-5 ngày các biểu hiện bí tiểu sẽ được thuyên giảm đáng kể.
Lấy cành, lá cây xuyến chi 200g nấu với 5 lít nước, tắm trong trường hợp bị mẩn ngứa, bã xát kỹ lên vết mẩn, ngày 1 - 2 lần. Có kết quả ngay sau 2 - 3 lần sử dụng.
Hoặc người ta cũng dùng cây xuyến chi để chữa ghẻ lở: Lá non cây xuyến chi giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành.
Xem video về cây xuyến chi:
Lá non cây xuyến chi càng nhiều càng tốt, vò nát đắp lên da.
Dùng ngọn non cây đơn kim giã nhỏ, đắp lên các tổn thương.
Dùng cành cây xuyến chi giã nhỏ, băng đắp lên tổn thương ở cơ bắp, khi khô lại dùng rượu nhạt nhỏ thêm vào bã thuốc.
─────
Bên cạnh những bài thuốc kể trên, một số vùng còn sử dụng đơn kim để chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng, đau răng, mụn cơm... có nhiều người rất ưa thích món rau xuyến chi xào tỏi. Cách làm rất đơn giản, hái ngọn non xuyến chi về rửa sạch, chần qua nước sôi, phi tỏi thơm và rồi cho rau vào, đảo đều cùng với gia vị vừa vặn, đây là món ăn ngon và lạ miệng bạn nên thử 1 vài lần cho biết.
Nếu biết thêm những bài thuốc, những kinh nghiệm hay dùng đến cây xuyến chi, hãy cho chúng tôi biết vào phần bình luận ở bên dưới, và đừng quên chia sẻ bài viết này cho nhiều người cùng biết bạn nhé. Cảm ơn bạn!