Những cây thuộc họ cà thường có đặc điểm chung là có chất độc (ít hoặc rất độc), có thể được dùng làm thuốc hay thực phẩm. Riêng cây cà dại hoa trắng thường hay bị nhầm lẫn với các loại cây khác cùng họ, vì thế mà nhiều người không biết cây này chữa bệnh gì, làm sao để nhận biết trong tự nhiên.
─────
- Tên thường gọi: Cà dại hoa trắng
- Tên khác: Cà trắng, Cà hoa trắng, cà pháo, Bạch gia, Gia viên, Pháo gia, Cà dại, Cà hoang, Cà nước, câu la tử.
- Tên khoa học: Solanum torvum Swartz.
- Họ: Thuộc họ cà Solanaceae.
Tránh nhầm lẫn cà dại hoa trắng với 1 số cây khác thuộc họ cà:
- Về tên gọi, vì còn có tên khác là cà pháo nên cũng bị nhầm lẫn với cây cà pháo (Solanum macrocarpon) mà nhân dân ta thường dùng để muối ăn.
- Nhiều người cũng thấy cây này lạ, ít gặp nên nhầm là cây cà độc dược. Xem chi tiết cây cà độc dược tại đây.
- Nhìn quả cà dại hoa trắng gần giống quả cà gai leo, nên cũng có người nhầm với cây cà gai leo. Xem chi tiết cây cà gai leo tại đây.
Cây cà dại hoa trắng
─────
Nếu để ý những bãi đất trống hoang hóa, nơi ít người qua lại, vệ đường, chân núi mà bắt gặp loại cây thuộc họ cà, cao chừng hơn 1m, thân ít gai, có hoa trắng, quả nhỡ như quả nho màu xanh, khi chín chuyển vàng thì rất có thể bạn đã gặp cây cà dại hoa trắng. Không phải lo lắng sợ cây này có độc, tuy có một lượng độc nhưng rất nhỏ, không thể làm hại được bạn, mà hơn nữa cây này còn được dùng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh.
Quan sát kỹ hơn ta thấy trên thân cà dại hoa trắng có nhiều lông hình sao, mang nhiều cành mềm, có lông. Lá mọc so le, hình trứng, không đều và lệch ở phía dưới, chia thùy nông, cuống lá dài 1.5-10cm, phiến lá dài 8-20cm, rộng 6-18cm. Hoa mọc thành chùm nhiều nhánh ở kẽ lá, màu trắng, mặt ngoài có lông.
Xem video dưới đây để nhận biết cây cà dại hoa trắng:
─────
Đông ý đánh giá, cà dại hoa trắng có vị cay, hơi mát, có ít độc, có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giảm đau, trừ ho. Dùng trong các bài thuốc trị đau do vết ong đốt, đau răng, bí đái, ho mãn tính, đau bụng ở trẻ em, nước ăn chân tay.
Bộ phận dùng chính dùng làm thuốc là rễ, còn lại lá, hoa và quả thì được dùng như ít hơn. Trong quả chứa một lượng nhỏ sitosterol, một dầu béo và một ancaloit gần như solasonin (theo Krishnamurti G. V. et T. R. Seshadri, 1949, J Sci. Industr. Res. Part. B, lnde, 8: 9799).
Sau đây là những kinh nghiệm hay dùng cây cà dại hoa trắng:
Rễ cà dại hoa trắng 10-15g, sắc nước uống trong ngày.
- Ngâm chân tay 10 phút bằng nước sắc đặc của lá chè xanh với lá phèn đen, mỗi thứ 1 nắm 30g.
- Sau đó lấy nước cốt của lá lốt và quả cà dại hoa trắng, dùng bông thấm nước đó bôi vào nơi bị ngứa.
Hoa cà dại hoa trắng đem hãm lấy nước cho uống.
Chú ý: Cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm.
Chùm hoa, quả cây cà dại hoa trắng
Rễ cà dại hoa trắng, rễ cây chanh, vỏ cây trẩu, vỏ cây lai, mỗi vị 10g, sắc lấy nước đặc ngậm rồi nhổ đi.
Chú ý: Không dùng thuốc này cho người bị bệnh tăng nhãn áp.
- Dùng lá lốt 1 nắm, quả cà dại hoa trắng. Lượng thuốc tùy thuộc vào số lượng vết ong đốt.
- Đem 2 thứ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt bôi lên vết thương.
Chú ý: Nhiều trường hợp ong đốt nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Lá cà dại hoa trắng, cành lá của cây đơn kim (xuyến chi). Sắc nước uống trong ngày.
─────
Ngoài những công dụng làm thuốc trên đây, người ta còn hái quả này về muối chung với giấm, ớt, tỏi làm gia vị, ăn cũng ngon và lạ miệng. Bạn có biết thêm kinh nghiệm nào khác sử dụng cây cà dại hoa trắng này không? Hãy để lại bình luận xuống phía dưới và đừng quên chia sẻ bài viết này cho nhiều người cùng biết nhé. Cảm ơn bạn!