Mía dò (Cát lồi) đừng trồng nếu chưa biết những công dụng rất tuyệt vời

25/07/2022, 19:27 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Dạo quanh một vòng làng bản vùng cao thấy người dân trồng loại cây cao chừng ngang ngực, hỏi ra mới biết là cây Mía dò hay còn có tên khác là Cát lồi. Không biết cây này họ trồng làm cảnh hay để làm thuốc đây nhỉ?

Cát lồi là cách gọi khác của cây Mía dò các bác nhé. Cây này thường mọc hoang trên rừng hoặc được trồng làm cảnh, cũng như để làm thuốc ở các tỉnh miền núi nước ta. Cây có đặc điểm dễ nhận biết là thường có thân mọc thẳng, hoa màu trắng ở đầu cành, lá ôm sát thân mọc xoáy quanh thân tựa như cái cầu thang xoắn.

cây mía dò

Cây mía dò được trồng nhiều làm thuốc

Mía dò có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm. 

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây Mía dò:

1. Đái buốt, đái rắt: Mía dò, rau má, mã đề, rễ cỏ tranh, bồ công anh, râu ngô, cam thảo dây. Tổng có 7 vị, mỗi vị 10g = 70g 1 thang. Ngày dùng 1 thang, sắc nước, chia làm 2 -3 lần uống trong ngày.

2. Viêm tai: Ngọn kèm lá Mía dò tươi đem nướng, vắt lấy nước cốt nhỏ vào tai.

lá cây mía dò

Lá cây mía dò xoắn quanh thân

3. Dị ứng, nổi mề đay: Nấu nước Mía dò ở dạng đặc để xoa, rửa khi thuốc còn ấm. Hoặc có thể nấu nước hàng ngày để tắm cũng rất tốt.

4. Hỗ trợ bệnh viêm gan siêu vi trùng: Mía dò, Chi tử, Hạt mã đề (Sa tiền tử), Thổ phục linh, Sâm bố chính, Bồ công anh, mỗi vị đều 12g; Nhân trần 20g, Thủy xương bồ 8g, Cam thảo đất 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý: Không dùng mía dò cho phụ nữ đang mang thai.

Hoa cây mía dò

Hoa cây mía dò

Thông tin về cây Mía dò cùng những bài thuốc chỉ mang tính tham khảo. Các bác cần Hỏi Ý Kiến Bác Sĩ trước khi áp dụng.

Video về cây mía dò, được ghi hình tại Vườn thuốc Đế đạo hoàn, Gia Lâm - Hà Nội:

Dưới đây là video về cây mía dò được Hoàng Quân thực hiện vào tháng 9/2023 tại xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn:

Ý kiến bạn đọc