Húng trám, ngổ núi, cúc giáp đều là cách gọi khác của cây sài đất, một loại rau gia vị dùng để ăn sống nhưng cũng có công dụng chữa bệnh rất hay mà nhiều người không biết.
─────
Sài đất có tên khoa học là Wedelia calendulacea (L.) Less (Verbesina calendulacea L.), thuộc họ cúc (Asteraceae), có hoa vàng ở đầu cành như hoa cúc nhưng lá lại giáp nên còn được gọi là cúc giáp hay cúc nháp. Đặc điểm tự nhiên cũng khá giống với rau ngổ, nhưng lại mọc ở trên núi nên còn gọi là ngổ núi, hay khi vò lá có mùi trám nên còn gọi là húng trám.
Đặc điểm nổi bật của sài đất là cây mọc lan bò ở chỗ ẩm mát, thân lan tới đâu rễ mọc ra tới đó, vì thế mà nhân giống bằng giâm cành rất dễ sống. Cụm hoa hình đầu, cuống hoa thìa lìa màu vàng tươi, quả bế không có lông, đầu thu hẹp lại, tận cùng mang một vòng có răng, cuống hoa dài 15 - 40cm.
Chiều cao cây tối đa chỉ khoảng 50cm. Thân màu xanh có lông trắng cứng nhỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục thon dài, gần như không cuống, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt, mép có 1-3 răng cưa nông, hai bên gân chính có 2 gân phụ xuất phát gần như từ một điểm ở phía cuống lá, gân chính và phụ đều nổi ở mặt dưới lá.
Thân cây sài đất
─────
Trong Sài đất có tinh dầu, rất nhiều muối vô cơ (Bộ môn dược liệu trường ĐH dược Hà Nội). Hoạt chất cho đến nay vẫn chưa xác định được
Các nghiên cứu nước ngoài, tiêu biểu có nghiên cứu của T. R. Govindadiari, K. Nagarajan (năm 1956) đã lấy được từ lá rã một chất lacton gọi là wedelolacton C16H10C7 với tỷ lệ 0,05%. Các tác giả cũng đã đưa ra dược công thức khai triển (theo W.Karrer 1958). Trọng lượng phân tử 314,2. Độ chảy 242-244°C (triaxeiat).
Theo cấu trúc wedelolacton vừa là một favonoit vừa là một cumarin.
Hình dạng lá cây sài đất
─────
Đông y đánh giá Sài đất có vị hơi đắng, hơi mặn, tính mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm long đờm, chống ho.
Người dân Hà Bắc, nay là Bắc Giang và Bắc Ninh dùng cây này ăn sống. Có nơi dùng tắm rôm sảy hoặc uống phòng chạy sởi, chữa sốt rét...
Từ cuối năm 1961, BV Bắc Giang đã sử dụng từ những năm 1961 để điều trị nhiều trường hợp mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt, viêm tấy ngoài da, khớp xương, sưng bắp chuối, sưng khớp nhiễm trùng, lở loét, răng, vú, …. cho kết quả tốt.
Dưới đây là một số kinh nghiệm hay trong dân gian dùng cây sài đất:
Hái thân và lá sài đất, rửa sạch, giã nát, pha nước tắm cho trẻ.
Bệnh này thường có biểu hiện sốt, nhức đầu, sốt về chiều, về đêm, sốt xuất huyết:
Sài đất 6g, Trùn hổ chế (giun đất chế) 3 con, Cỏ nhọ nồi, Lạc tiên, Bạc hà mỗi vị 4g, Thạch cao 2g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Trẻ khi khát nước, kết hợp uống với chanh đường tuỳ thích (kinh nghiệm dân gian ở An Giang).
Sài đất 15-30g khô, sắc nước uống. Dùng liên tục trong 3 ngày.
Hái 1 nắm sài đất khoảng 20-50g, rửa sạch, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.
Hiện nay việc sử dụng sài đất được phổ biến rộng rãi, có nơi dùng sài đất chữa viêm bàng quang cũng có kết quả tốt.
Sài đất tươi 30g; bồ công anh, mã đề mỗi vị 20g; cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
Sài đất tươi 30g; kim ngân hoa, củ sắn dây (lá cũng được), lá trắc bá (sao đen) mỗi vị 20g; hoa hòe (sao cháy), cam thảo đất mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang.
Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm mạch môn 20g.
Sài đất 50g; bồ công anh, kim ngân hoa, thông thảo mỗi vị 20g; cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.
Sài đất, bán chi liên, bạch hoa xà thiệt mỗi vị 30 g. Sắc uống ngày một thang.
─────
Trên đây là đặc điểm nhận dạng và công dụng chữa bệnh của cây Sài đất. Nơi bạn đang sinh sống có cây Sài đất không? Kinh nghiệm của người dân dùng cây này để làm gì? Hãy cho mọi người cùng biết vào phần bình luận phía dưới. Nếu bạn thấy bài viết về cây sài đất hay và bổ ích hãy chia sẻ bạn nhé. Cảm ơn bạn!
Tag: sai dat, cay sai dat, cong dung cay sai dat, cay sai dat chua benh gi