Nhọ nồi có vị ngọt, chua, vào hai kinh can và thận. Nhọ nồi có tác dụng cầm máu như vitamin K, chống viêm nhiễm, chống làm lành các vết cắt, vết mổ, không có những biểu hiện độc khi dùng liều cao và dài ngày.
─────
- Tên thường gọi: Nhọ nồi
- Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) L.
- Tên khác: Cỏ mực, hạn liên thảo, mặc hán liên, lệ trường, may mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái).
- TênTiếng Trung: 旱莲草
- Họ khoa học: Thuộc họ Cúc (Asteraceae)
─────
Nhọ nồi là cây thảo, có thân mọc bò sau đứng thẳng mọc hoang ở khắp nơi. Thân hình trụ, thắt lại ở những mấu, màu lục hoặc đỏ tía, có lông cứng. Lá mọc đôi, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt có lông rất nháp; cuống lá không có hoặc rất ngắn. Khi vò nát toàn thây, nhựa cây chuyển dần sang màu đen như mực (do vậy có tên cỏ mực hoặc cỏ nhọ nồi).
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và ngọn thân thành đầu dẹt trên một cuống dài, phủ lông thô cứng; hoa màu trắng, hoa cái ở vòng ngoài hình lưỡi, hoa lưỡng tính ở trong hình ống, mào lông tiêu giảm thành vảy.
Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt, có sừng nhỏ. Mùa hoa quả: tháng 2 - 5.
Cây nhọ nồi trong tự nhiên
─────
Cả cây, trừ rễ thu hái trước khi cây có hoa, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, rửa sạch, cắt ngắn, sao qua hoặc sao cháy đến khi mặt ngoài có màu đen thì phun ít nước, rồi phơi cho thật khô.
Trong cỏ nhọ nồi chứa các dẫn chất thiophen, coumestan (wedelolacton), stigmasterol, sitosterol, triterpen glycosid (ecliptasaponin), tanin, chất đắng, tinh dầu.
Đông y đánh giá cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng cầm máu như vitamin K, chống viêm nhiễm, chống làm lành các vết cắt, vết mổ, không có những biểu hiện độc khi dùng liều cao và dài ngày.
Theo kinh nghiệm dân gian cỏ nhọ nồi dùng cầm máu rất tốt. Khi bị những vết đứt ở tạy hoặc chân, lấy ngay một nhúm lá nhọ nồi, rửa sạch, giã nhỏ, đắp, máu sẽ cầm lại ngay.
Để chữa sốt xuất huyết, Bệnh viện Từ Liêm - Hà Nội (1969) và bệnh viện Đống Đa (1977) đã dùng nhọ nồi để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống, ngày 2 - 3 lần và pha sirô nhọ nồi với tỷ lệ 1 kg lá nhọ nồi khô cho 1 lít sirô. Ngày uống 30 - 40ml. Bệnh nhân dùng thuốc thấy sốt giảm rõ rệt, máu cầm nhanh, hết dị ứng, khỏi viêm nhiễm, trong vòng 5 - 7 ngày.
Nhân dân ở nhiều địa phương lại dùng nhọ nồi tươi rửa sạch, ép lấy nước uống, lấy nước hâm nóng hoặc trộn với dầu dùng chải tóc, rồi sắc lấy nước gội đầu để làm đen tóc.
Liều dùng hàng ngày: 30 - 50g cây tươi hoặc 10 - 20g cây khô.
Ngoài ra, nhọ nồi phối hợp vối nhiều vị thuốc khác chữa ban sởi, ho hen, viêm họng, di mộng tinh, nấm da, bỏng.
Nhọ nồi, cỏ sữa lá nhỏ, rau sam mỗi vị 10g; lá nhót 8g, búp ổi 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột hoặc làm viên, uống mỗi lần 15g, ngày 2 - 3 lần.
Hoặc nhọ nồi 100g, mơ tam thể 80g, lá đại thanh 30g, bách bộ 12g, vỏ đại 8g, hạt cau 6g. Sắc đặc uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
Nhọ nồi, rau má, lá đậu ván trắng mỗi vị 30g. Tất cả giã nát, thêm nước, gạn rồi hòa với ít muội nồi, uống làm một lần trong ngày. Ngày 2 lần.
Vò nát cây cỏ mực
Nhọ nồi, rau má mỗi vị 30g, mã đề 20g. Tất cả để tươi, vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Rau má có thể thay bằng rễ sắn dây hoặc cỏ mần trầu, mã đề bằng cối xay hoặc rễ cỏ tranh.
4. Chữa rong huyết:
Nhọ nồi 16g, ích mẫu 20g, đào nhân 10g, nga truật 8g, huyết dụ 6g, bách thảo sương (muội đen dưới xoong) 4g. Sắc uống trong ngày.
5. Chữa đái ra máu:
Cỏ nhọ nồi, mã đề mỗi vị 30g. Cả hai thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (hoặc say bằng máy sinh tố), còn chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.
6. Chữa phụ nữ chảy máu tử cung:
Cỏ nhọ nồi, lá trắc bá diệp mỗi vị 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 7 ngày.