Thòng bong (Hải kim sa) và 15 bài thuốc hay không thể bỏ qua

24/10/2019, 16:36 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Cây thòng bong hay còn gọi là Hải kim sa là một vị thuốc quý trong dân gian, cây mọc hoang ở nhiều nơi dạng dây leo, vị thuốc hải kim sa có vị ngọt, tính lạnh, quy vào hai kinh tiểu trường và bàng quang, có tác dụng hông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi thấp, chủ trị các chứng thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt sang lở, vết thương do bỏng. 

─────

TÌM HIỂU VỀ THÒNG BONG (HẢI KIM SA)

Thòng bong hay gọi Hải kim sa

Vị thuốc thân thương của mọi nhà

Trị bệnh thân hư, tiểu tiện bí,

Phòng ngừa hiếm muộn từ thật xa.

-------

Hoàng Quân mạo muội có 4 vần thơ về cây Hải Kim Sa để nói về tác dụng trị thận hư, bí tiểu tiện, phòng ngừa bệnh vô sinh, hiếm muộn.

1. Tên gọi:

- Tên khoa học: Lygodium flexuosum Sw

- Tên khác: Hải kim sa, Thạch vĩ dây, Dương vong.

2. Đặc điểm tự nhiên:

Thòng bong là dạng cây bụi có thân leo rất nhỏ thường leo lên những cây bụi hoặc cây gỗ khác trong rừng, đồi, sườn núi. Cây phân bố rải rác ở cả 3 miền của nước ta. Thân rễ bò, lá dài từ 7 – 10cm mọc đối nhau thành từng cặp, mỗi cặp cách nhau 10 – 15cm. Trên mỗi lá lại có nhiều cặp lá chét mọc so le với nhau, mỗi lá chét mang ổ tử nang ở mép, thoạt nhìn tưởng là răng cưa. Tuy nhiên, có nhiều lá lại không mang ổ tử nang. (Xem chi tiết tại video dưới đây).

3. Thành phần hóa học, bộ phận dùng làm thuốc:

Toàn thân cây chứa nhiều Flavonoid và acid hữu cơ. Thu hái quanh năm cả dây và lá về phơi âm can đến khô để dùng dần.

Kiêng kị: Người tì vị hư hàn không dùng. Người thận dương hư, tiểu nhiều không nên dùng.

─────

15 BÀI THUỐC TỪ CÂY THÒNG BONG

Dưới đây là 15 bài thuốc hay được lưu truyền trong dân gian có mặt vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, nước tiểu đỏ:

- Thòng bong 30g cho 300 - 500 ml nước,

- Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 15 phút.

Nước sắc cây thòng bong gần như không có mùi vị gì. Tuy nhiên, khi nuốt, sẽ thấy ở cuống họng hơi tê tê cay cay. Để cho dễ uống có thể thêm ít đường, uống thay trà trong ngày.

Có thể dùng các vị thuốc sau để thay thế:

- Thòng bong………..100g,

- Mang tiêu…………100g,

- Hổ phách…………….40g,

- Bằng sa………………20g.

Cách dùng: Tất cả tán thành bột, uống ngày 5 - 8g, chia 3 lần, chiêu với nước ấm.

Hải kim sa còn được biết đến như một loại trà lợi tiểu. Cách dùng hải kim sa cắt ngắn, phơi âm can, sắc nước uống thay trà hàng ngày.

Xem thêm:

 Thảo dược tốt trị thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa

➣ Thuốc vô sinh, hiếm muộn cho Nam và Nữ

Cây thòng bong

2. Chữa đái ra dưỡng chấp (cao lâm):

Thành phần:

- Hải kim sa……40g,

- Hoạt thạch……40g,

- Cam thảo…….10g;

Tất cả các vị trên đem tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g; dùng nước sắc với khoảng 20g mạch môn (củ tóc tiên) hoặc 10g Cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo) để chiêu thuốc (Thế y đắc hiệu phương).

Dùng Hải kim sa 30g, Hoạt thạch 30g,

3. Chữa tiểu tiện lẫn sỏi sạn (thạch lâm):

Bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, Kim tiền thảo 60g, Xa tiền thảo (cỏ mã đề) 12g; sắc kỹ với nước, chia 3 phần uống trong ngày (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).

Rễ cây thòng bong

4. Chữa tiểu tiện xuất huyết :

- Hải kim sa tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, hoà với nước đường cùng uống (Phổ tế phương).

- Hải kim sa (chỉ dùng dây), Biển súc (dân ta còn gọi là cây càng tôm, cây xương cá; tên khoa học: Polygonum aviculare L. , họ Rau răm) – mỗi thứ 15- 20g, sắc nước uống (Tứ Xuyên Trung thảo dược).

5. Chữa bỏng lửa (bỏng nhẹ, vết thương hẹp):

Thòng bong 25g, đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn, trộn với ít dầu vừng bôi, rửa sạch vết thương vào chỗ bị bỏng.

6. Dùng trong trường hợp sản phụ ít sữa:

Thòng bong 12 - 24g, rửa sạch, đổ 400ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

7. Chữa viêm tuyến vú:

Hải kim sa 25- 30g, sắc kỹ với nửa phần nước nửa phần rượu, chia 3 phần uống trong ngày (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).

8. Chữa ăn uống khó tiêu, bụng trướng đầy do thấp trệ:

Thành phần:

- Thòng bong…….20g,

- Bạch truật………..8g,

- Cam thảo………..2g.

Cách dùng: Đổ 400 - 500ml nước sắc còn 150ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 5 – 10 ngày.

9. Toàn thân phù thũng, bụng trướng như cái trống, nằm không thở được:

- Hải kim sa, cam toại, mỗi vị 15g,

- Hạt Bìm bìm (khiên ngưu tử)…30g, một nửa để sống một nửa sao chín,

Cách dùng: Tất cả nghiền thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 8g bột thuốc sắc với một bát nước, uống vào trước bữa ăn hàng ngày (Y học phát minh).

10. Chữa viêm gan:

- Hải kim sa……….15g,

- Nhân trần……….30g,

- Xa tiền thảo……..20g;

Cách dùng: Sắc nước uống mỗi ngày một thang (Giang Tây thảo dược).

11. Đi lị ra máu:

Dây và lá thòng bong 60-90g, sắc kỹ với nước, chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày (Phúc Kiến dân gian thảo dược).

Nước sắc dây thòng bong

12. Chữa ỉa chảy (phúc tả):

Đây là kinh nghiệm trong dân gian dùng trong một số trường hợp bị ỉa chảy.

Cách dùng: Thòng bong cả cây, sắc nước uống.

13. Chữa di tinh, mộng tinh (mộng di):

Dây thòng bong đốt tồn tính, nghiền mịn; mỗi lần dùng 4 - 6g hoà với nước sôi uống.

14. Phụ nữ ra nhiều bạch đới (đới hạ):

Dùng dây thòng bong 1 lạng, cắt thành những đoạn nhỏ, nấu kỹ với thịt lợn nạc thành món hầm; bỏ bã thuốc, ăn thịt và uống nước canh.

15. Chữa mụn rộp loang vòng:

Thòng bong tươi (lá và dây) đem giã nát, đắp vào nơi bị bệnh ngày 2 lần để chữa trong trường hợp bị mụn rộp loang vòng.

Ngoài ra, trong trường hợp bị ong vàng đốt bị thương có thể dùng lá thòng bong tươi giã nát, đắp vào chỗ bị thương.

─────

NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA SỎI TIẾT NIỆU TỪ THÒNG BONG

Mời bạn cùng tham khảo thêm những bài thuốc từ cây thòng bong (Hải kim sa)

Bài 1: Trị sỏi hệ thống tiết niệu.

Thành phần: Kim tiền thảo, Hải kim sa, Thạch thư, Bán chi liên, Hoạt thạch, Bạch mao căn: mỗi vị 30g; Uất kim, Kê nội kim: mỗi vị 20g; Tam lăng: 18g; Ngưu tất, Cồ mạch: mỗi vị 15g; Mộc thông, Cam thảo: mỗi vị 10g.

Cách sắc: Sắc 15 phút chắt nước ra, thêm nước khác vào sắc 20 phút, sau đổ 2 nước trộn vào nhau, chia 3 lần uống trong ngày. Ngày 1 thang.

Nếu đau lưng thì thêm Nguyên hồ: 15g. Nếu khí hư thì thêm Thỏ ty tử: 20g, đồng thời:

- Uống nhiều nước.

- Vận động, chạy nhảy nhiểu.

- Đấm vào vùng lưng.

Bài 2: Sỏi hệ thống tiết niệu.

Thành phần: Hải kim sa thảo, Xa tiền thảo, Kim tiền thảo: mỗi vị 30g; Thạch thư, Vương bất lưu hành, Bổ cốt chỉ: mỗi vị 15g

Cách sắc, uống như bài 1. Ngày 1 thang.

Bài 3: Sỏi hệ thống tiết niệu, bệnh lâu ngày, thận hư, bể thận tích nước.

Thành phần: Hải kim sa, Kim tiền thảo, Xa tiền thảo: mỗi vị 30g; Thạch thư, Vương bất lưu hành, Bổ cốt chỉ: mỗi vị 15g; Thục địa, Toả dương, Xuyên Tục đoạn, Cẩu tích, Đang quy, Xích thược: mỗi vị 9g.

Cách sắc, uống như bài 1. Ngày 1 thang.

Bài 4: Sỏi hệ thống tiết niệu.

Thành phần: Kim tiền thảo, Hải kim sa, Thái phục tử, Thạch thư: mỗi vị 30g; Phục linh, Xa tiền tử, mỗi vị 20g; Bạch truật, Ba kích thiên, Hoài Ngưu tất, Hoạt thạch, Kê nội kim, Bạch giới tử, Vương bất lưu hành, Đông tật tử, Miết giáp: mỗi vị 15g, Tử tô tử, Ô dược, Thục địa: mỗi vị 10g.

Cách sắc, uống như bài 1. Ngày 1 thang.

Bài 5: Sỏi hệ thống tiết niệu.

Thành phần: Kim tiền thảo: 75g; Hạt Quýt, Hạt Vải, Tiểu hồi hương, Kê nội kim, Hải kim sa: mỗi vị 15g; Bột Hổ phách (nghiền, ngâm): 5g.

Cách sắc, uống như bài 1. Ngày 1 thang.

Ý kiến bạn đọc