Vối và #9 công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

30/05/2021, 21:10 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Cây vối là loại thân gỗ được trồng hoặc mọc tự nhiên trong rừng, bên bờ sông suối... có tác dụng tốt cho sức khỏe nên đã được sử dụng như một kinh nghiệm hay trong dân gian.

Dưới đây là 9 công dụng không thể bỏ qua của cây vối đối với sức khỏe con người.

────────

TÌM HIỂU VỀ CÂY VỐI

Ở vùng nông thôn, không ai là không biết đến cây vối, nhưng ở vùng thành thị thì cây này lại khá xa lạ.

Vối là cây gỗ lớn cao đến 20m, mọc tự nhiên nhiều ở các bờ suối các tỉnh miền núi. Ngày nay, cây này được trồng nhiều để tạo bóng mát và thu hái làm dược liệu; Lá cây vối dạng đơn nguyên, hay hơi có khía răng ở mép, hình trái xoan, nhọn ở đầu, hình nêm ở gốc, nhẵn, dai. Trong tự nhiên có 2 loại vối: Vối nếp là loại lá nhỏ hơn bàn tay, vối tẻ là loại lá to hơn, thường người ta dùng loại nếp để làm dược liệu.

Lá vối và nụ vối

Nụ vối và lá vối

Hoa mọc đơn độc; có cuống xếp ở nách lá đầu cành, gốc có hai lá bắc hình bầu dục ngược, rất nhiều lông ở cả hai mặt, thường rụng sớm. Quả cây vối mang đài tồn tại, hình bầu dục, nở làm 5 mảnh; mỗi ô chứa 2-3 hạt dẹp, xung quanh có cánh mềm.

────────

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY VỐI

Cả YHCT cũng như y học hiện đại đã chứng minh được tác dụng của cây vối đối với sức khỏe con người. Ngày nay, người ta đã tìm thấy được nhiều hợp chất quý có trong lá, nụ và vỏ cây vối.

- Trong lá vối có: tanin, một số chất khoáng, vitamin và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

- Các bộ phận khác chứa sterol, chất béo…

────────

NHỮNG CÔNG DỤNG CỦA CÂY VỐI

Đánh giá chung cây vối có tác dụng thanh lọc cơ thể, giúp tiêu hóa tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, được dùng trong các bài thuốc chữa sốt rét, tiêu chảy.

1. Lá vối giúp thanh lọc cơ thể

Theo YHCT, nước sắc từ lá vối hay nụ vối có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giúp cơ thể đào thải độc tố hiệu quả hơn thông qua đường tiết niệu. 

2. Giúp tiêu hóa tốt

Lá và nụ vối có chứa hoạt chất tanin, hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc đường ruột tránh những vi khuẩn gây hại. Vì vậy, sử dụng nước sắc từ vối sẽ giúp tiêu hóa tốt, phòng tránh được các chứng bệnh như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Lá cây vối

Lá cây vối

3. Tốt cho bệnh đại tràng

Dùng nước vối thường xuyên sẽ tốt cho những ai mắc chứng bệnh đại tràng, bởi thành phần tanin còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc đại tràng rất tốt. Ngoài ra, hàm lượng tinh dầu trong lá vối cũng góp phần kháng khuẩn nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến lợi khuẩn bên trong đại tràng. Một số kháng sinh thực vật trong loại lá này cũng được ghi nhận có thể tiêu diệt được các vi khuẩn gây hại như: Salmonella, Streptocous,… Vào mùa đông lá sẽ có hàm lượng kháng sinh cao nhất.

4. Hỗ trợ điều trị bệnh da liễu

Kinh nghiệm dân gian dùng lá vối hoặc vỏ thân cây vối để trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, chốc lở. Có thể kết hợp dùng ngoài và uống nước lá vối, nụ vối bên trong để tăng tác dụng điều trị bệnh.

5. Hỗ trợ điều trị bệnh Gút 

Đông y đánh giá, nước lá vối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ đào thải acid uric, do vậy bệnh nhân Gút có thể dùng nước lá vối hàng ngày để hỗ trợ đào thảo acid uric vừa giảm các triệu chứng sưng đau do bệnh gout gây ra. 

6. Tốt cho lá gan

Nước sắc lá vối, nụ vối giúp đào thải, thanh lọc độc tố, giảm gánh nặng cho gan, đồng thời còn giúp tiêu hóa tốt, đây là công dụng tuyệt vời mà những ai bị bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan...

7. Trị tiêu chảy từ lá vối

  • Dùng 3 lá vối, 8g vỏ ổi, 10g núm quả chuối tiêu.
  • Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô.
  • Sắc với 500ml nước đến khi còn 100ml thì dừng.
  • Chia làm 2 lần uống trong ngày để cải thiện tiêu chảy.

Hoặc tham khảo bài: Chữa tiêu chảy đi nhiều nước, tiểu ít, chân tay lạnh có khi khát nước, môi se, nôn mửa, bụng đau chướng đầy, mùi phân hôi tanh
- Vỏ ổi giộp 100g - Lá hoắc hương 30g
- Gừng (nướng cháy) 20g - Quế 70g
- Vỏ vối 70g - Nụ sim 100g
- Bông mã đề 70g
* Cách chế: Quế xô và gừng nướng cháy để riêng, các vị khác thái nhỏ sao khô giòn, cho Quế và Gừng nướng vào cùng tán kỹ.
* Cách dùng: Trẻ tùy tuổi mỗi lần uống 3 - 6 g với nước sôi

8. Cải thiện suy nhược cơ thể từ lá vối

  • Lá vối khô, trần bì mỗi vị 16g, cam thảo 8g, tán thành bột mịn.
  • Thêm vào 3 lát gừng tươi.
  • Đem tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống hàng ngày.

9. Bài thuốc chữa sốt rét từ cây vối:

chè dây, lá hồng bì mỗi vị 60g, lá đại bi, lá tía tô, rễ cỏ xước, lá hoặc vỏ cây vối, rễ xoan rừng mỗi vị 12g.

Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày. Cứ 3 ngày, dùng một thang.

 

Vỏ cây vối

Vỏ cây vối

 

Hoặc tham khảo phương thuốc: Viên Thường sơn Riềng khô
* Chủ trị: Sốt rét mỗi ngày một cơn hoặc 2 ngày một cơn, rét nhiều nóng ít.
- Thường sơn (chế) 50g          - Gừng tươi 29g
- Dây Thần thông (khô) 50g   - Hùng hoàng l0g
- Riềng khô (khô) 50g            - Vỏ vối (khô) 50g
- Lá na (tức lá mãng cầu, khô) 30g    - Thảo quả 30g
* Cách bào chế và bảo quản:
- Thường sơn tẩm giấm sao. Dây Thần thông thái mỏng, tẩm rượu sao vàng. Riềng thái nhỏ, phơi khô. Thảo quả sao cháy vỏ. Vỏ vối thái mỏng tẩm nước gừng sao. Hùng hoàng tán bột để riêng. Lá na phơi khô. Gừng tươi thái mỏng phơi khô.
Các vị tán thành bột mịn, trộn đều, luyện hồ làm viên bằng hạt đậu đen, lấy Hùng hoàng làm áo, sấy khô cho vào lọ vô trùng gắn kín.
* Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em: 5-10 tuổi, mỗi lần uống 10 - 15 viên Trên 10 tuổi, mỗi lần uống 20 - 25 viên
- Nguời lớn: uống 30 - 40 viên/lần/ngày với nước nóng. Uống trước cơn 2 giờ.
* Kiêng kỵ: Chất mỡ, tanh, thịt lợn, lòng lợn.

────────

Trên đây là 9 công dụng tuyệt vời không thể bỏ qua từ cây vối. Video phần cuối bài viết này dành riêng cho những bạn ở thành thị chưa được biết đên cây vối là loại cây như thế nào. Nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết của mình nhé!

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc