Xương khỉ (Bìm bịp) trị bệnh gan, xương khớp hiệu quả

24/10/2019, 16:40 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Cây xương khỉ hay còn gọi là Bìm bịp, mảnh cộng có tên khoa học Clinacanthus nutans, là cây mọc hoang thành bụi nhỏ, cành vươn dài, thân cây nhỏ có những rãnh dọc, chiều cao cây tối đa khoảng 3 mét. Nhiều nơi trồng cây xương khỉ ở bờ rào, lá non dùng để nấu canh ăn, còn dùng để làm thuốc.

Tên gọi xương khỉ nên nhiều bác nhầm lẫn sang cây con khỉ (cây con khỉ là cây hoàn ngọc đỏ), đặc điểm tự nhiên cây bìm bịp cũng khá giống với cây hoàn ngọc trắng. 

─────

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CÂY XƯƠNG KHỈ

Cây xương khỉ thường mọc hoang thành bụi nhỏ, cành vươn dài, thân cây nhỏ có những rãnh dọc, chiều cao cây tối đa khoảng 3 mét. Nhiều nơi trồng cây xương khỉ ở bờ rào, lá non dùng để nấu canh ăn, còn dùng để làm thuốc. Lá nguyên, mọc đối, phiến lá thuôn dài, mép hơi lượn sóng, cuống lá ngắn.

Trong tự nhiên có 2 loại cây xương khỉ: Loại lá nhỏ và loại lá to. Loại lá to thường hay nhầm lẫn với cây hoàn ngọc trắng.

Các bác theo dõi video dưới đây để nhận biết chính xác cây xương khỉ:

─────

TÍNH VỊ CỦA VỊ THUỐC XƯƠNG KHỈ

Đông y đánh giá cây xương khỉ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau). Đượcdùng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh xương khớp, viêm gan vàng da, giảm tiết mật… Các nghiên cứu hiện đại phát hiện trong cây xương khỉ có nhiều sinh tố, khoáng chất, tanin, flavon, glycosid, của cerebrosid và glycerol có tác dụng trị mụn rộp ở mép, miệng.

Cây xương khỉ (mảnh cộng)

Cây xương khỉ lá nhỏ

─────

NHỮNG BÀI THUỐC TỪ CÂY XƯƠNG KHỈ

Xương khỉ được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, dưới đây là một số bài thuốc tiêu biểu:

1. Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính:

Xương khỉ (thân, lá khô) 30g, râu ngô 20g, trần bì (vỏ quýt), lá vọng cách mỗi vị 12g, sâm đại hành 16g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ  với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa 30 phút; chia 3 lần uống trong ngày. Một liệu trình uống trong thời gian 15 ngày.

2. Khớp xương sưng đau:

Cây xương khỉ 30g, gối hạc (thân, rễ) 20g, trâu cổ (thân, lá có mủ nhựa) 20g, tang ký sinh (tầm gửi cây dâu tằm) 20g;

Sắc chung với 1,2 lít nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml. Chia làm 3 lần uống sau mỗi bữa ăn. Một liệu trình uống trong thời gian 15 ngày.

3. Chữa lở miệng: 

Hái 1 nắm lá cây bìm bịp tươi (khoảng 60g) rửa sạch, giã nát, thêm ít nước để lọc lấy nước cốt ngậm và nuốt dần. Ngày làm 2 - 3 lần. 

4. Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức xương: 

Cây xương khỉ 80g, ngải cứu, củ sâm đại hành mỗi vị 50g; tất cả dùng ở dạng tươi, đem rửa sạch, giã nhuyễn, xào nóng với dấm thanh, để ấm đắp vào chỗ bị bệnh, dùng băng cố định lại; Đắp thuốc vào buổi tối, tháo ra vào buổi sáng, liên tục trong 10 ngày; nếu kết hợp với thuốc sắc uống, tác dụng sẽ nhanh hơn.

Tham khảo thêm: Thảo dược tốt trị thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa

5. Hỗ trợ chữa trị ung thư:

Bìm bịp khô 20-30 g sắc nước uống hàng ngày, ở dạng tươi thì dùng gấp 2 lần. Có thể kết hợp thêm với xạ đen, xáo tam phân, trinh nữ hoàng cung, lá đu đủ đực...

Tại Trung Quốc và Đài Loan đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng cây xương khỉ để hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư. Năm 1999, Trường ĐH Nông nghiệp Hoa Nam (Trung Quốc) đã đăng ký đề xuất các dự án để chuyên nghiên cứu các tính năng dinh dưỡng và chất độc phổ biến trên nhóm thực vật hoang dã. Kết quả nghiên cứu được GS.TS Dương Xiêm, chủ nhiệm khoa Rau quả ĐH Nông nghiệp Hoa Nam khẳng định, cây bìm bịp có chứa flavonoid cao, có tác dụng chống ung thư rất cao và là cây không độc hại.

 

Ý kiến bạn đọc