Dứa dại là cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta, cây còn được gọi lá dứa gai, dứa gỗ, dứa núi, lộ đầu từ, lỗ cổ tử, dã ba la, sơn ba la,... Tên khoa học là Pandanus tonkinensis Mart. ex B. Stone, thuộc họ dứa dại Pandanaceae.
────────
Cây nhỏ phân nhánh ở ngọn, thân hóa gỗ, cao 2 - 4m, mang nhiều sẹo lá thành những ngấn ngang cách nhau. Rễ phụ mọc ở gốc thân lộ trên mặt đất. Lá mọc ở đầu nhánh thành chùm, hình bản dài 1-2m, gân giữa và mép có gai sắc. Bông mo đực thành bông tận cùng và rủ xuống với mo màu trắng, riêng biệt, hoa rất thơm, bông mo cái mọc đơn độc gồm rất nhi u lá noãn.
Cụm hoa mọc thành bông ở ngọn thân gồm hoa đực và hoa cái có mo dạng lá bao bọc, bao hoa thường tiêu giảm, hoa đực có nhiều nhị, hoa cái có một số lá noãn.
Quả to có cuống mập và cứng, hình trứng hay hình cầu do nhiều quả hạch hợp thành, có màu vàng khi chín.
Mùa hoa quả: tháng 2 - 5.
Trên thế giới, dứa dại phân bố khắp các vùng nhiệt đới ở châu Á, châu Phi.
Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở rừng ẩm, dọc theo các bờ khe suối ở các tỉnh miền núi và trung du, nhất là vùng ven biển. Vì cây có nhiều gai và tán lá sum sê, nên nhân dân ở nông thôn thường cắt lấy ngọn thân về trồng làm hàng rào.
Cây dứa dại
────────
- Búp lá non đọt, rễ hoa quả dứa dại đều có thể dùng làm thuốc.
- Rễ thu hái quanh năm; thu các rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất, đem về thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần. Thu hái quả vào mùa đông dùng tươi hay phơi khô.
Chế biến:
+ Đọt non, quả và rễ được dùng làm thuốc. Rễ lấy về (rễ non chưa bám đất tốt hơn) thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần.
+ Quả hái về thái mỏng phơi hoặc sấy khô sử dụng dần
+ Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô dùng dần. Kinh nghiệm nhiều người dùng rễ non chưa bám đất thì tốt hơn.
Xem thêm:
➣ Thảo dược trị đau dạ dày, hành tá tràng
➣ Thuốc vô sinh, hiếm muộn cho Nam và Nữ
────────
- Đọt có vị ngọt, tính lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, sinh cơ, tán nhiệt độc.
Vào các kinh tâm, phế, tiểu tràng, bàng quang, dùng để chữa kinh phong trẻ em, sỏi thận. Liều dùng: 15 - 20g dạng thuốc sắc.
- Quả vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đàm, phá tích trệ, giải độc rượu... Dùng để chữa xơ gan, viêm gan siêu vi.
- Rễ vị ngọt nhạt, tính mát, được dùng chữa phù thũng, gãy xương, đái buốt, đái rắt, phù thận. Liều dùng hàng ngày: 10 - 15g dưới dạng thuốc sắc.
- Hoa: Theo đông y, hoa dứa dại có vị ngọt, tính lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, cầm tiêu chảy do nhiệt độc
Dưới đây là một số bài thuốc liên quan:
Rễ dứa dại (loại rễ non chưa bén đất càng tốt), lá xoan non, dây tơ hồng, vỏ cây gạo, lá ngải cứu, củ nghệ vàng (mỗi thứ 30g). Tất cả rửa sạch, giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp bó.
Rễ dứa dại 200g, râu ngô 150g, củ sả 50g, nõn tre, cam thảo dây mỗi vị 25g, trấu gạo nếp 50g sao thơm.
Tất cả nấu với 2 lít nước cho sôi kỹ trong 30 phút. Lọc, thêm đường, uống ngày 2 - 3 lần. Người lớn: mỗi lần 200 - 300ml, trẻ em: 100 - 150ml.
Một đợt điều trị là 5 ngày. Nghỉ 3 ngày, tiếp tục đợt nữa cho khỏi hẳn.
(Kinh nghiệm của Bệnh viện Ba Vì, tỉnh Hà Tây).
Rễ dứa dại (nướng), vỏ cây đại (sao vàng), hương nhu, tía tô, hoắc hương, rễ si mỗi vị 8g, hậu phác 12g, rễ cau non 4g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày (Kinh nghiệm của nhân dân ở đồng bằng sông Cửu Long).
- Chữa kinh phong trẻ em:
Đọt non dứa dại 12g, lá dâm hôi, lá nhọ nồi, lá chua me đất hoa vàng, lá xương sông, búp mít mật mỗi thứ 8g, nhân hạt đào 5 cái. Tất cả giã nhỏ, hòa với một chén nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước trong, thêm đường, cách 2 giờ uống một lần. Cứ mỗi tuổi, uống một thìa cà phê. Nếu nóng nhiều, thêm đọt dứa và búp mít; có đờm khò khè, thêm chua me và xương sông; trường hợp đái ít, táo bón, thêm đào nhân; nếu co giật nhiều, thêm dâm hôi. Trẻ đang bị tiêu chảy không được dùng.
(Kinh nghiệm của tỉnh hội y học dân tộc Vĩnh Phúc).
Đọt non dứa dại, mầm rễ cỏ gừng mỗi vị 20g, sắc uống ngày 1 thang.
Đọt non dứa dại, ngải cứu mỗi vị 20g, cỏ bợ 30g, phèn đen 10g, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống làm một lần trong ngày.
Quả dứa dại, thân cây ráy gai mỗi vị 20g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá cối xay, lá trâm bầu, rễ cỏ xước, cỏ hàn the, cỏ tranh mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày.
Dùng rễ dứa dại 30-40g, phối hợp với rễ cỏ xước 20-30g, cỏ lưỡi mèo 20-30g sắc nước uống trong ngày (Kinh nghiệm dân gian).
Dùng quả dứa dại, nhân trần, hổ trượng căn (cốt khí củ) mỗi vị 12g, diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa), trần bì mỗi vị 8g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g, sắc với 1.000ml, đun cạn còn 450ml, chia thành 3 lần uống lúc đói trong ngày (Hiện đại thực dụng phương tễ).
Dùng quả dứa dại 10-15g, sắc uống (Lĩnh nam thái dược lục).
(Kinh nghiệm của ông Nguyễn Minh Khâm, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre).
Dùng quả dứa dại, thái nhỏ, ngâm trong mật ong, ăn dần trong ngày; mỗi ngày ăn 1 quả, dùng liên tục 1 tháng có thể khỏi bệnh (sách Cương mục thập di).
Dùng trái dứa dại, thái lát mỏng, ngâm rượu uống (Kinh nghiệm dân gian).
────────
Trên đây là đặc điểm tự nhiên và những bài thuốc hay trong dân gian có vị thuốc từ cây dứa dại. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết bạn nhé. Cảm ơn bạn!