Ngũ gia bì cây thuốc quý giúp tăng lực, mạnh gân xương, khỏe sinh lý

11/07/2020, 22:22 PM
  • Chia sẻ
  • zalo

Cây ngũ gia bì được trồng làm cảnh rất phổ biến từ nông thôn đến thành thị, đây cũng là một cây thuốc quý có tác dụng tăng lực, chống mệt mỏi tốt hơn cả nhân sâm, tăng trí nhớ, mạnh gân xương, khỏe sinh lý.

────────​

GIỚI THIỆU VỀ CÂY NGŨ GIA BÌ

1. Đặc điểm tự nhiên

Ngũ gia bì còn có tên khác là Ngũ gia bì chân chim, Cây đáng, Cây lằng, tên khoa học là Acanthopanax aculeatus Seem

Thuộc họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae).

Ngũ gia bì có cành vươn dài, có thể tự tạo thành bụi hoặc cành vươn chườn lên những cây khác trong rừng. Để làm cảnh, người ta tạo tán và khống chế sự phát triển của cây theo ý muốn. Lá cây ngũ gia bì là dạng lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 5-8 lá chét hình trứng, vò nát lá có mùi thơm.

Cụm hoa mọc thành chùm tán, hoa nhỏ màu trắng. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu tím đen, trong có 6-8 hạt.

Cây ngũ gia bì

Tránh nhầm với ngũ gia bì gai.

2. Bộ phận dùng làm thuốc:

Lá (chữa sưng đau), vỏ thân, vỏ rễ hoặc rễ nhỏ.

3. Cách chế biến:

- Nếu lấy lá thì dùng lá tươi làm thuốc.

- Lấy vỏ thân, vỏ rễ thì cần xịt rửa sạch sẽ phần vỏ giấy bên ngoài. Lột vỏ rồi phơi âm can (phơi trong bóng râm), khi khổ tẩm rượu rồi sao vàng, hạ thổ.

4. Thành phần hoá học:

Vỏ thân chứa 0,9-1% tinh dầu; vỏ cành và vỏ rễ chứa saponin triterpen khi thuỷ phân cho acid oleanic.

────────​

TÁC DỤNG CỦA NGŨ GIA BÌ

Đông y đánh giá, ngũ gia bì có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ôn, quy vào 2 kinh thận và phế, có tác dụng bổ trung, ích tinh, khỏe sinh lý, mạnh gân xương, tăng cường trí nhớ.

Dưới đây là một số bài thuốc hay Thaoduoc.net tổng hợp để bạn tham khảo:

1. Rượu ngũ gia bì:

Ngũ gia bì sao vàng 300g, rượu 30o 3 lít, ngâm trong 20 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 1 chén nhỏ khoảng 20ml vào trước bữa ăn tối.

Có tác dụng bồi bổ, trị phong thấp đau nhức, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, liệt dương.

thân cây ngũ gia bì

2. Trị thấp khớp:

Ngũ gia bì, Tùng tiết, Mộc qua, mỗi vị 120g. Tán bột, mỗi lần uống 3~4g, ngày 2 lần.

3. Phụ nữ cơ thể suy nhược:

Ngũ gia bì, Đương quy, Xích thược, Mẫu đơn bì, mỗi vị đều 40g. Tán bột. Ngày uống hai lần, mỗi lần 4g.

 

4. Gẫy xương, sau khi phục hồi vị trí:

Ngũ gia bì, Địa cốt bì mỗi vị 40g, tán nhuyễn, Gà 1 con nhỏ, lấy thịt, giã nát, trộn đều với thuốc, đắp bên ngoài, bó nẹp cố định, sau một uần, bỏ nẹp đi.

5. Rượu bổ huyết trừ phong

Thuốc nước, lọ 250ml (rượu 20°)

- Hà thủ ô trắng 40g

- Tục đoạn 20g

- Ngũ gia bì, Thổ phục linh, Huyết giác mỗi vị 10g

Thiên niên kiện 30g

-  Rượu, đường, nước cất vừa đủ 1000ml

* Công dụng: Chữa đau nhức xương, đau lưng, mỏi gối chân tay tê bại bổ huyết.

* Liều dùng: Trung bình người lớn, mỗi ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 15-20ml, uống trước bữa ăn hay tối trước khi đi ngủ.

* Kiêng kỵ: Phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi cấm dùng.

Vỏ cây ngũ gia bì

6. Rượu Ngũ gia bì, Thổ phục linh

Thuốc nước lọ 250ml (rượu 20°)

- Ngũ gia bì 120g     - Thổ    phục  linh 60g

- Trần bì 6g    - Rượu, đường, nước cất vừa đủ 1000ml

* Công dụng: Chữa tê thấp mạn tính, làm mạnh gân xương, làm tăng sức lực, kích thích tiêu hóa.

* Liều dùng và kiêng kỵ như bài 5. 

* Chú ý: Có xí nghiệp chế rượu Ngũ gia bì theo công thức: Ngũ gia bì, Hà thủ ô đỏ. 

Loại này dùng chủ yếu tăng sức lực, chống mệt mỏi, giúp tiêu hóa.

────────​

Trên đây là công dụng làm thuốc của cây ngũ gia bì, để nhận biết chính xác cây ngũ gia bì trong tự nhiên, bạn hãy theo dõi video dưới đây, và đừng quên chia sẻ bài viết này cho nhiều người cùng biết. Hãy để lại ý kiến của bạn vào phần bình luận phía dưới nhé. Cảm ơn bạn!

Ý kiến bạn đọc